Tất cả tin tức - Trang 4

Tất cả tin tức

Những cái gọi là

Những cái gọi là "Mục tiêu" thì không cần thiết đối với cuộc đời con người.

Thứ Hai, 17/10/2022
Japan Life & Cosmetic

  Điểm thứ 2 mình tâm đắc trong cuốn sách này, đó là :  NHỮNG CÁI GỌI LÀ “MỤC TIÊU” THÌ KHÔNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI CON NGƯỜI.  Thực sự thì tiêu đề này ban đầu đã khiến mình phải hát bài hát "Hoang mang" của  Hồ Quỳnh Hương :D Cái gì mà mục tiêu là không cần thiết ?? Xưa nay ai cũng cần phải đặt ra mục tiêu để mình phấn đấu, không lớn thì nhỏ. Vì cái đầu mục “gây sốc” này nên đã thôi thúc mình đọc tiếp phần sau của cuốn sách.    Phần trước: HÃY THÔI ĐỂ Ý ĐẾN CÁI NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH VÀ NHỮNG LỐI SUY NGHĨ THÔNG THƯỜNG ️ 🎯“Mục tiêu” sẽ làm cho suy nghĩ trở nên tiêu cực.  Với bản thân mình thì công nhận là hơi đúng :))  Ở các công ty, cứ đầu mỗi năm tài chính sẽ lập kế hoạch, mục tiêu gọi là “Kế hoạch kinh doanh”, và dựa theo đó sẽ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.  Ở nước Nhật 80 thậm chí 90% những người lao động (người làm công ăn lương) hầu như ai cũng nghĩ rằng cho dù là cá nhân cũng phải lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân mình từng năm một. Một năm là tính từ ngày đầu năm mới 1/1, và cũng không ít người viết “Mục tiêu của một năm” ở trang đầu tiên của cuốn sổ tay. Lúc còn nhỏ hẳn là cũng có người trong chúng ta viết kế hoạch dự định của mình cho năm mới trong bài tập nghỉ đông đúng không nào.  Quả thực đúng là mục tiêu là quan trọng. Tuy nhiên, nếu quá bị trói buộc vào mục tiêu thì sẽ dễ bị rơi vào cảm giác bị cưỡng ép kiểu “không muốn làm nhưng vẫn phải làm”.  Chẳng hạn như khi viết vào sổ tay mục tiêu của năm nay là một ngày gập bụng 50 lần, khi nhìn thấy điều đó thì sẽ dễ bị cảm giác nghĩa vụ là “hôm nay cũng phải làm”, giả sử nếu có ngày nào mà chưa thể làm được thì lại tự dằn vặt bản thân kiểu “hôm nay mình chưa thể hoàn thành mục tiêu của ngày hôm nay rồi.”   KHI ĐỔI “MỤC TIÊU” THÀNH “KỲ VỌNG”  THÌ SẼ CÓ ĐỘNG LỰC HƠN Chẳng hạn như nếu nói về chuyện của tôi, tôi đang nghĩ lúc nào đó muốn xuất bản mỗi quyển sách 1 triệu bản. Tuy nhiên nếu nói mục tiêu là một triệu bản sẽ dễ bị sinh ra cảm giác nghĩa vụ phải làm, dễ bị mất động lực.  Bằng cách thay đổi cách nói đó thành “ Tôi kỳ vọng sẽ được 1 triệu bản” thì cảm giác sẽ nhẹ nhõm hơn.  Với ví dụ về việc luyện tập cơ bụng, không phải đặt mục tiêu là “mỗi ngày gập bụng 50 lần” , mà thử hình dung về trạng thái, cảm xúc của mình khi đạt được mục tiêu chẳng hạn như bạn muốn có một thân hình quyến rũ ở bãi biển nơi mình sẽ đi du lịch, hoặc body chuẩn để mặc một bộ vest ôm sát người. Như vậy, thay mục tiêu bằng kỳ vọng thì sẽ có động lực “gập bụng mỗi ngày 50 lần”.  Chỉ bằng việc thay đổi cách gọi thôi nhưng cảm xúc của con người sẽ tăng lên, và thực sự sẽ nhìn thấy rõ ràng được “việc muốn làm” và “việc không muốn làm”.  TỰ MÌNH LÀM VIỆC NHÀ THÌ SẼ CHỈ ĐẶT RA MỤC TIÊU THU NHẬP  MỖI THÁNG CÙNG LẮM LÀ 50 MAN Lý do thực sự mà những người thành công không muốn làm việc nhà Những người thành công thường hay có một từ khóa, câu cửa miệng là “Nếu thu nhập hàng tháng trên 50 man thì hãy thuê người giúp việc” Lúc còn là một salary man (người làm công ăn lương), khi nghe đến điều này, tôi cũng đã có suy nghĩ rất quyết tâm rằng “lúc nào đó tôi sẽ làm như thế! “, nhưng đến khi đã có thể kiếm được 50 man mỗi tháng tôi cũng chưa thể thuê được người giúp việc nhà. Thế nhưng mà, các công việc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, đổ rác ..hàng ngày cũng chiếm kha khá thời gian hơn tôi nghĩ. Cọ rửa nhà tắm, rửa chén bát, là quần áo, những công việc nhà lặt vặt cũng không ít lần chiếm hết cả ngày nghỉ của tôi. Vì vậy tôi đã thử tìm hiểu về việc này.  Nếu nhờ qua trung tâm giới thiệu việc làm, có thể thuê 1 giờ với giá khoảng 1000 yên, 2 giờ chỉ tầm khoảng 2000 yên. 1 tuần thuê 1 lần thì 1 tháng cũng chỉ mất có 8000 yên.  Ví dụ, lương theo giờ của một người có thu nhập 50 man thì 1 ngày là 2 man, nếu làm việc 10 giờ thì lương theo giờ là 2000 yên / giờ.  Vậy nên, cho dù có thuê người giúp việc với giá 1000 yên thì chẳng những là sẽ không bị âm đi, mà thời gian đó bạn có thể làm một công việc khác, bạn vẫn còn lại 1000 yên.  Hẳn là sẽ có người sẽ nghĩ, đó chỉ là một phép tính đơn giản thôi, còn thực tế cuộc sống nó có đơn giản như thế đâu ! Tất nhiên tôi cũng có cái lý do của tôi nên tôi mới tán thành quan điểm này. Thực tế, tôi có thể nhanh chóng chuyển sang làm công việc thư ký, nhưng tôi đã phải mất 3 năm sau mới quyết định thuê một người giúp việc kể cả khi thu nhập của tôi đã vượt quá 50 man.  Tôi đã thuê người giúp việc vì đã có thời điểm công việc quá bận bịu và tôi không thể nào có thời gian để làm việc nhà nữa. Vì vậy, cứ khi nào cần thì tôi lại thuê người làm việc nhà, nhưng khi đã một lần thuê người làm rồi thì tôi đã nghĩ, tại sao mình lại không thuê sớm hơn, khỏe cả chân tay lẫn tinh thần. Và như vậy, tôi đã sử dụng thời gian đó để làm việc, học những thứ có ích cho bản thân, hoặc đi du lịch cùng bạn bè, tôi đã sử dụng thời gian hiệu quả lên gấp nhiều lần.  ƯU TIÊN THỜI GIAN HƠN TIỀN BẠC SẼ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU CÓ Nếu dùng thời gian của mình để làm việc nhà thì có lẽ là sẽ không phải trả tiền cho ai cả, nhưng, trong khoản thời gian đó chúng ta sẽ không tạo ra được thu nhập.   Và “Những người giàu có thực sự, khi cân nhắc giữa thời gian và tiền bạc thì họ sẽ có khuynh hướng ưu tiên thời gian hơn”. Ví dụ, trường hợp sử dụng taxi hay là đi bộ về nhà trong khoảng cách 15 phút đi bộ thì người giàu sẽ chọn cách là trèo lên taxi và ngồi trên taxi để làm việc. Không phải là vì họ dư dả tiền bạc mà chọn cách sử dụng taxi để về nhà thay vì đi bộ. Những người thành công thường luôn suy nghĩ rằng “sử dụng tiền vào việc gì để tiền lại tăng lên”, hoặc là “làm sao để sử dụng số tiền đã tăng lên đó để tăng thêm thời gian của mình”. Thay đổi câu chuyện đi một chút xíu, những người ở tỉnh lên thành phố khi tìm chỗ sinh sống, thì điều mọi người thường nghĩ đến trước tiên là tiền thuê nhà. Khi mua nhà riêng cũng vậy, nhiều người cũng sẽ chú trọng đến giá cả hơn. Tuy nhiên, từ khi lên thành phố tìm việc làm, tôi luôn cố gắng tìm nơi mà mình sẽ ở càng gần nơi làm việc càng tốt, chẳng hạn như Nishi Shinjuku, Shibaura, Roppongi. Nếu được thì thời gian di chuyển đến chỗ làm cần gần về zero càng tốt. Ở đây tôi sẽ nói rõ hơn vì sao lại như vậy. Thời gian di chuyển là thời gian bị lãng phí. Không gì khác ngoài sự lãng phí cả. Thời gian từ nhà ra đến ga, từ ga đến văn phòng, thời gian và những stress khi phải chen lấn trên một chiếc xe điện chật ních người. Đối với tôi, thời gian này chính là “Một trong những điều không muốn làm.”, cho dù đối với nhiều người khác thì đây không hẳn là một trong số những điều không muốn làm.  Có lẽ là việc giảm bớt tiền thuê nhà mới là điều quan trọng hơn. Tuy nhiên, “với suy nghĩ rằng, mình có thể làm gì để mỗi giờ mỗi phút trôi qua đều trở nên quan trọng cho bản thân mình, mới là điều quan trọng nhất.”  Câu chuyện đã chệch hướng từ chuyện làm việc nhà, nhưng nếu bạn là một người không giỏi làm việc nhà, và rất ghét làm việc nhà thì ngay bây giờ bạn hãy sử dụng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa ngay đi.  Cho dù bạn trả tiền dọn dẹp nhà cửa hết 1000 yên, nhưng nếu bạn sử dụng một cách hiệu quả thời gian đó để làm việc hoặc đi chơi thì cuộc đời sẽ vui và thú vị lên gấp 100 lần KHÔNG BÁN THỜI GIAN QUAN TRỌNG CỦA MÌNH VÌ CHA MẸ HOẶC NGƯỜI KHÁC Cho dù mình đang có thứ mà người khác mơ ước nhưng nếu nó không có giá trị gì với mình thì hãy buông bỏ. Khi còn đang học đại học tôi đã thi đỗ chứng chỉ kiểm toán CPA - và tôi đã làm việc tại trụ sở công ty kiểm toán của tập đoàn kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. Từ những người xung quanh nhìn vào thì quả là tôi đang có một con đường công danh sự nghiệp rộng mở.  Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng nghỉ việc chỉ sau 3 năm để khởi nghiệp.     Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người vào công ty sau tôi, ai cũng bảo “Vất vả lắm mới vào làm việc ở tại một tập đoàn cấp cao như thế mà lại bỏ ngang, thật là lãng phí! “ Tôi vẫn còn nhớ, trong đó ngay cả bố mẹ tôi, khi tôi thi đỗ chứng chỉ kiểm toán quốc tế PCA thì bố mẹ cũng đã rất vui mừng cho tôi, và bảo rằng tôi hãy cứ tiếp tục làm việc cả đời với công việc đó là tốt nhất, cho nên khi nghe tôi nói sẽ nghỉ việc ở công ty thì bố mẹ đã rất đau khổ, thất vọng.  Nhưng mà, thật tốt là tôi đã nghỉ việc ở công ty. Đến bây giờ tận đáy lòng tôi vẫn nghĩ như vậy. Từ việc này, như bạn đã thấy quan điểm giá trị của người khác và quan điểm giá trị của bản thân mình là khác nhau, ngay cả khi đó là bố mẹ của chúng ta.  Nói cách khác, cho dù điều mình đang có là điều mà người đang mơ ước, khát khao đi chăng nữa nếu nó không có ý nghĩa gì với mình thì hãy buông bỏ đi không cần nghĩ ngợi nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế thì có rất nhiều người đang làm những việc mà bản thân mình không hề muốn chỉ bởi nó đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ và những người xung quanh mình. À không, tôi còn nhận thấy có nhiều người thậm chí còn không để ý đến điều đó nữa, họ vẫn cứ than thở cuộc đời trong sự phẫn nộ, buồn chán, bế tắc.  Cho dù được ai đó thừa nhận đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Cứ tiếp tục làm những việc mà bản thân mình không muốn làm chỉ để cho vừa vặn với những quy chuẩn của xã hội và của người khác thì chỉ là một sự lãng phí đối với cuộc đời chính mình.  Nếu điều mọi người muốn làm là điều mà bản thân mình cũng muốn làm thì không cần phải do dự chần chừ gì nữa.  Nhưng làm điều mà bản thân mình không muốn làm vì cha mẹ hay vì những bình phẩm, đánh giá của những người xung quanh thì thật là sai lầm.  Không phải là sống một cuộc đời với mục tiêu “được ai đó thừa nhận”, mà phải có những tiêu chuẩn của chính bản thân mình.    Để làm được điều đó, bạn hãy kiên định rằng “Người khác có nghĩ gì, nghĩ như thế nào thì cũng không liên quan đến mình”. Một khi đã có được thế mạnh đó rồi thì điều kỳ diệu là người luôn cổ vũ, ủng hộ bạn sẽ xuất hiện.  Vậy thì làm thế nào để có được thế mạnh. Tôi sẽ giới thiệu với bạn phương pháp đó. Mời các bạn theo dõi ở phần tiếp theo của cuốn sách này nhé.    PHẦN TIẾP : Người thành công không sợ sự cô độc 

Đọc tiếp
Chapter 1 - 人目や常識がきになり、なんとなく続けていたことをやめる。

Chapter 1 - 人目や常識がきになり、なんとなく続けていたことをやめる。

Chủ Nhật, 16/10/2022
Japan Life & Cosmetic

HÃY THÔI ĐỂ Ý ĐẾN CÁI NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH VÀ NHỮNG LỐI SUY NGHĨ THÔNG THƯỜNG, TẶC LƯỠI CHO QUA RỒI TIẾP TỤC LÀM NHỮNG ĐIỀU MÌNH KHÔNG MUỐN !    Từ nhỏ mình đã chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng cố hữu thông thường. Mình làm gì cũng phải nhìn trước nhìn sau, nhìn trong nhìn ngoài. Cho đến khi tôi đọc cuốn sách này - cuốn sách về Phát triển bản thân của Kanagawa Akinori, tôi nhận ra, ah hóa ra không hẳn như vậy là đúng. Hãy thôi để ý đến cái nhìn của những người xung quanh. Những suy nghĩ thường thức mà xưa nay ai cũng nghĩ là đương nhiên bây giờ nó không hẳn là còn đúng nữa.    Lập kế hoạch - điều này đã trở nên lỗi thời rồi.  Người Nhật rất thích lập kế hoạch. Trong khi vẫn còn gật gù đồng ý về những điều vừa học được trong cuốn PDCA  thì sang cái ông này ổng lại phản bác cái rầm rằng PDCA đã trở nên lỗi thời ! What !!! Nà ní 🤨🤨   Vòng lặp PDCA rất quen thuộc đối với người Nhật nói chung và các businessman nói riêng. Đây chính là cái cốt lõi khi thực hiện hiện công việc hay một dự án. Lập kế hoạch là điều bắt buộc cần phải có. Nhưng, ngày nay nó đã trở nên lỗi thời !    "PDCA” là viết tắt của 4 chữ cái đầu: P = Plan (kế hoạch), D = Do (thực hiện), C = Check (kiểm tra, đánh giá), A = Act (điều chỉnh). Thực hiện theo đúng quy trình này được xem là rất tốt để thực hiện bất kỳ một công việc hay một dự án nào đó, công việc luôn được quản lý, kiểm tra, thực hiện và cải tiến, vì vậy chất lượng sẽ được nâng lên không ngừng. Nhưng cũng chính vì vậy, các hoạt động của chúng ta sẽ dần bị bó buộc trong quy trình này.  Thực tế là nhiều người có khuynh hướng tiêu tốn quá nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch tỉ mỉ, tỉ mỉ đến mức không biết nên bắt đầu hành động từ đâu. Nói rõ hơn, trong thực tế có những việc dù mình có lên kế hoạch rất kỹ lưỡng đi chăng nữa thì vẫn có thể xảy ra vấn đề hoặc những việc ngoài dự tính, khi tình hình thay đổi thì cũng không thể thực hiện theo đúng kế hoạch được nữa.  Nếu cứ lại sửa kế hoạch, thì sẽ mãi chẳng bao giờ đến được đích cả. Vậy nên, lập kế hoạch kỹ lưỡng cũng chẳng mấy có ý nghĩa gì cả.    Nếu là một kế hoạch làm cản trở chúng ta hành động thì tốt nhất hãy vứt nó đi Đó là điều mà tôi vẫn hay nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách này, nếu có thời gian rảnh mà ngồi lập ra một kế hoạch tỉ mỉ chi tiết thì trước hết hãy hành động đi.  Cho dù bạn có lập được một kế hoạch hoàn hảo đến đâu, cho dù kế hoạch đó có xuất sắc đến mấy đi chăng nữa, nếu bạn không hành động thì sẽ không ra kết quả. Nếu không ra kết quả thì cũng chẳng có gì mà kiểm tra, đánh giá, và cũng chẳng có gì để mà cải tiến.  Tóm lại là, HÀNH ĐỘNG MỚI CHÍNH LÀ KHỞI NGUỒN CỦA MỌI THỨ. Vì vậy, cái mà tôi đang đề xướng và thực hiện là “iOIF”. Đây là từ viết tắt của các chữ cái đầu「i = small input, O = Output, I = Input, F = Feedback」. Khi đã nạp được những tri thức cần thiết tối thiểu, thì hãy bắt đầu ngay và luôn. Trong quá trình đó, nếu có điểm nào còn thiếu thì lại input, đến cuối cùng lại nhìn lại một lượt quá trình nỗ lực của mình. Ở đây, phần “kế hoạch” không được đưa vào. Tôi không có ý định phủ nhận việc lập kế hoạch. Tôi có mong muốn đạt được mục tiêu như thế này sau vài năm, và tôi đã lập nên một kế hoạch tổng thể.  Tuy nhiên, điều tôi mong muốn truyền tải ở đây là : hiện đang có quá nhiều người vẫn đang còn mãi mắc kẹt với việc lập một kế hoạch quá chi tiết mà không chuyển mình để bắt tay vào hành động.  Nếu đã mất công mất sức dồn thời gian để lập kế hoạch mà mãi không thể thực hiện được thì tốt nhất là hãy ngừng lập kế hoạch đi, hành động sớm hơn người khác một bước, nỗ lực hướng thẳng đến mục tiêu thì hơn.   Bạn có thường hay đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng không ? Tôi nghĩ rằng việc đọc hướng dẫn này chỉ làm tốn thời gian mà thôi ! Chẳng hạn như khi mua một chiếc máy ảnh, một chiếc điện thoại, hoặc máy tính hay một thiết bị điện gia dụng nào đó, thay vì bỏ thời gian ngồi đọc hết quyển catalogue hướng dẫn sử dụng thì trước hết chúng ta hãy ấn nút khởi động lên cái đã.  Cũng có người người khi mua một món đồ điện gia dụng mới anh ấy cũng tỉ mẩn ngồi đọc hết các tờ hướng dẫn sử dụng. Tôi nghĩ đây thực sự là một việc làm lãng phí thời gian. Bởi vì thực tế hầu hết mọi người đâu cần đọc hướng dẫn sử dụng ngay đâu, cứ thử khởi động lên và cứ thế sử dụng thôi. Thử khởi động lên, nếu nó có thể chạy trơn tru thì cho dù có vài điểm không hiểu thì trong khi thử ấn nút, nghịch thử chức năng này, chức năng kia… thì tự nhiên sẽ dần biết cách sử dụng. Chỉ khi dù làm thế nào cũng không hiểu được, muốn khám phá thêm vài điều nữa thì lúc đó hãy mở hướng dẫn sử dụng, hay tra cứu trên internet ...Tôi nghĩ như vậy.  CHO DÙ KHÔNG TUÂN THEO CHU TRÌNH PDCA THÌ CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA VẪN SUÔN SẺ TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC. Người Việt mình hay nói với nhau rằng, cho dù thế nào thì ông Trời ổng cũng sẽ chừa lại cho chúng ta một con đường sống. Ý nói cứ lạc quan tin tưởng vào tương lai và nỗ lực hành động thôi. Khi mua một sản phẩm thì chúng ta cũng đã biết trước được tối thiểu là sản phẩm này sử dụng như thế nào, nút khởi động nằm ở đâu.  Với lý thuyết [i O I F] thì sẽ là như thế này. [Bật nút nguồn] = i (small input) [Trước hết hãy thử sử dụng xem sao] = O (Output) [Thử dùng thêm tí nữa, chỉ những chỗ không hiểu thì mới đọc đến hướng dẫn sử dụng hoặc tra cứu internet = I (Input) [Dần có thể sử dụng được nhiều hơn] = F (Feedback) Tất nhiên, nếu bạn thuộc nhóm những người “thích đọc hướng dẫn sử dụng”  tôi cũng không có ý nói rằng thôi đừng đọc.  Tuy vậy, trên hướng dẫn sử dụng thường viết rất nhiều thông tin không cần thiết.  Do đó không cần thiết phải bỏ công ra ngồi đọc, và hầu như không có ai đọc.  Tương tự với điều này, chúng ta không cần phải làm quá tỉ mỉ cẩn thận ở phần lên kế hoạch như P trong PDCA - cái được ví như việc đọc hướng dẫn sử dụng, thì mọi việc cũng có thể tiến hành trơn tru được, và thực tế đúng là như vậy.  Lúc nào bí quá xoay mãi không ra thì “Đọc lại hướng dẫn sử dụng”, “Tra Google”, hay đi hỏi người khác thì cũng không sao.  Có lẽ sẽ có người sẽ phản bác lại rằng : “Nói thì nói như vậy thôi chứ kế hoạch kinh doanh của cả một công ty, plan của một dự án thì không thể nói một cách dễ dàng như vậy được! “ Thế nhưng, có đầy những người cho dù lập kế hoạch rất tỉ mỉ cho công ty hay những kế hoạch công việc cuối cùng cũng không thực hiện theo đúng kế hoạch đấy thôi.  Tốt hơn hết, chúng ta nên có một vài phương án backup, để có thể linh hoạt ứng phó trong những trường hợp khẩn cấp.  Từ lúc này đây bạn hãy vứt bỏ cái quan niệm cố hữu vốn đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người từ trước đến nay : “Nếu không bám sát vào PDCA thì cuộc đời chúng ta sẽ không thể suôn sẻ được.”    TỪ BÂY GIỜ HÃY TỪ BỎ NGAY CÁI GỌI LÀ “SỰ CHUẨN BỊ HOÀN HẢO” “Hành động tức thì” quan trọng hơn “Sự chuẩn bị hoàn hảo” Từ thuở bé chúng ta luôn thường xuyên bị bố mẹ, thầy cô hỏi đi hỏi lại không biết bao nhiêu lần cái câu “Con đã chuẩn bị xong chưa ?” Kết quả là quan niệm cố hữu “Cho dù làm việc gi thì trước tiên cũng cần phải chuẩn bị” đã in đậm trong tâm thức của chúng ta, đến khi bị thất bại thì lại bị giáo huấn: “đấy, nguyên nhân là không chuẩn bị đầy đủ đó thôi !” Tuy nhiên, có thực sự việc chuẩn bị không đủ là nguyên nhân không ? Ví dụ chẳng hạn như chuyện bạn chuẩn bị thật cẩn thận, chu đáo cho chuyến dã ngoại từ vài ngày trước đó. Bạn cân nhắc đầy đủ các tình huống, bị côn trùng cắn đốt thì thế nào, giữa đường trời bỗng đổ mưa thì làm thế nào, đang đi mà bỗng dưng thấy khó chịu thì làm thế nào, bạn đã chuẩn bị đầy đủ túi nôn, thuốc hạ sốt, thuốc chống buồn nôn, urgo, áo mưa …. Thế nhưng, đến ngày khởi hành thì thời tiết xấu nên buổi dã ngoại đành bị hoãn lại. Vậy thì việc chuẩn bị không đầy đủ có phải là nguyên nhân hay không ? Với cái kiểu như vậy thì cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng thế này là đã hoàn hảo 100%. Và cho dù có chuẩn bị hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì kiểu gì cũng sẽ xảy ra những điều ngoài dự kiến.  Vậy thì chúng ta hãy thử vứt bỏ cái suy nghĩ “Sự chuẩn bị hoàn hảo” đi xem thế nào.   Chuẩn bị kỹ càng quá thì chỉ có mất thời gian vô ích thôi. Công việc hay học tập cũng đều giống nhau.  Ví dụ, nếu muốn thực hành luyện tập tiếng Anh thì sau khi học được một ít hãy cứ mạnh dạn ra nước ngoài sống một thời gian thay vì đi học ở trung tâm tiếng Anh mất 1,2 năm. Sinh sống ở nước bản địa và được tắm trong môi trường tiếng Anh thì chẳng mấy chốc sẽ nhanh chóng sử dụng được lưu loát tiếng Anh tự nhiên của người bản xứ.  Trong công việc, nếu muốn nắm vững được các kỹ năng bán hàng thì sau khi được dạy một ít về các quy tắc hãy nhanh chóng ra trận, chiến đấu lăn lộn với khách hàng thì chẳng mấy chốc sẽ thuần thục ngay thôi.  Trong công ty dù có đào tạo nhập vai (role playing) cho nhân viên bao nhiêu lần đi chăng nữa thì họ cũng sẽ không có được những kỹ năng bán hàng thực tếnếu không được cọ xát va chạm với những tình huống thực tế trong công việc.  Vì sao lại như vậy, đó là vì trong học tập hay công việc cũng đều sẽ có thể phát sinh những tình huống vượt quá dự đoán thông thường của bạn.  Chuẩn bị kỹ càng quá mức là một sự lãng phí thời gian. Trước hết hãy bắt đầu hành động đi đã.    NGƯỜI LÀM ĐƯỢC LÀ NGƯỜI XEM NHẸ PHẦN ĐẦU VÀO (Input)  Cho dù có input bao nhiêu đi nữa thì thế nào cũng sẽ quên hết mà thôi.  Có một thuyết gọi là “Đường cong lãng quên” đã được đưa ra trong kết quả thực nghiệm của nhà tâm lý học người Đức tên là Hermann Ebbinghaus. Thuyết này đã chỉ ra rằng con người sẽ quên đi 50% những điều đã học sau 20 phút.  Không cần đến mức là 20 phút, nếu bị hỏi bữa tối hôm kia bạn đã ăn gì thì có mấy người trả lời ngay lập tức được ? Có mấy người sẽ trả lời được ngay tên của người mà mình đã gặp trong buổi họp làm việc ngày hôm kia ? Tôi nghĩ là hầu như không có ai. Như vậy, con người là một sinh vật dễ lãng quên.  Có một quyển sách tham khảo tên là Target 1900 từ vựng tiếng Anh.    Hẳn là có nhiều người sử dụng quyển này để ôn thi tiếng Anh, nhưng liệu chúng ta có thể nhớ được bao nhiêu từ trong số đó. Nếu không phải là người dùng tiếng Anh thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày thì chắc hẳn sẽ quên dần đi gần hết.  Theo cách làm này thì cho dù mình có tiêu tốn bao nhiêu thời gian để học để nhớ đi chăng nữa thì qua thời gian dần dần sẽ về zero mà thôi.  Dù có tốn thời gian và đổ mồ hôi bỏ công bỏ sức ra để đưa vào đầu thì dần dần qua thời gian cũng sẽ bị quay trở lại trạng thái như trước khi học mà thôi.    CÁI OUTPUT - ĐẦU RA MỚI CÓ ÍCH CHO CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA Mọi người kể cả khi đã đi làm rồi cũng bỏ nhiều thời gian và tiền bạc cho sách, các buổi seminar, buổi training nội bộ trong công ty để học nhiều điều mới mẻ.  Tuy nhiên, trong số những điều đã học này, có bao nhiêu điều đã được ứng dụng, sử dụng vào trong cuộc sống, công việc.  Chắc hẳn là trải nghiệm thực tế để nắm vững, thất bại để tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân thì đọng lại trong ký ức hơn là việc chỉ input và để vào trong đầu.  Những người liên tục tăng thành tích kinh doanh của mình bằng cách triệt để lắng nghe câu chuyện của đối tác, họ nắm rất rõ cách để lắng nghe câu chuyện của đối tác như thế nào, những người bị chậm giờ hẹn 5 phút và bị đối tác nổi giận thì kể từ đó trở đi họ sẽ không bao giờ muộn nữa.  Đương nhiên là những input đầu vào để nắm được kiến thức tối thiểu là cần thiết.  Tuy nhiên, khi đã có một số input đầu vào rồi thì sau đó chỉ là đầu ra thôi (=hành động). Cách sử dụng thời gian, tiền bạc cũng giống như vậy.  Nên tối thiểu hóa thời gian và tiền bạc cho phần input (đầu vào), sau đó thì đầu tư thời gian và tiền bạc cho những cái kết nối với toàn bộ output (đầu ra). Cách làm cụ thể của output và cách suy nghĩ liên quan đến thời gian, tiền bạc tôi sẽ nói rõ hơn ở những phần sau của cuốn sách này, nhưng chúng ta cần nhớ rằng những điều học được ở đầu ra luôn có sự kết nối với điều mình đã học được ở input - đầu vào về mặt ý nghĩa.   Phần tiếp : Những cái gọi là mục tiêu thì không thực sự cần thiết với con người 

Đọc tiếp
Ý nghĩa thẩm mỹ của Trà đạo - 茶道の美意識

Ý nghĩa thẩm mỹ của Trà đạo - 茶道の美意識

Thứ Ba, 19/07/2022
Japan Life & Cosmetic

Wabi, Sabi là thuật ngữ biểu hiện ý nghĩa thẩm mỹ của Trà Đạo Nhật bản- một thế giới quan Văn hóa Nhật bản, tập trung vào việc chấp nhận tính KHÔNG HOÀN HẢO của sự vật, đối tượng. Sabi là từ bắt nguồn từ ý nghĩa của 錆びる – kim loại qua thời gian sẽ dần bị gỉ sét. Ý nghĩa vốn có của Wabi, Sabi là những từ ngữ có ý nghĩa tiêu cực, mang hình ảnh về sự tiêu  điều, không hoàn hảo, nhưng nó được chấp nhận theo hướng tích cực, theo thời gian không gì là trường tồn mãi mãi, không gì là hoàn toàn, không gì là hoàn hảo. Đây cũng chính là giá trị chân thực của đời người, cái CHÂN- THIỆN – MỸ mà con người đang hướng tới.  Trà đạo cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng này. Các đồ dùng trong Trà đạo được tinh giản hoá, tĩnh lặng mộc mạc một cách tinh tế. Có thể thấy rõ nhất ở các chén uống trà của Nhật Bản, không hào nhoáng bóng bẩy như đồ gốm sứ Trung Quốc, mà hình dáng thường không thật đối xứng, các màu sắc hoặc hoạ tiết xuất hiện để nhấn mạnh chưa tinh tế hoặc đơn giản. Thực tế thì cần đến một kiến thức uyên thâm và khả năng quan sát tinh tế của người thưởng trà để nhận biết được những dấu hiệu ẩn của một thiết kế hay lớp tráng men thật sự xuất sắc.    Cũng có nhiều Trà nhân không có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho Trà đạo, mà chỉ có những dụng cụ thông dụng trong suốt cả cuộc đời, những trà nhân này được gọi là  Wabi Chajinわび茶人. Những Trà nhân có một tâm hồn đẹp theo đúng định nghĩa trong Trà đạo, họ đã đạt đến được cảnh giới tâm hồn của Thiền tông, nên với họ cái đẹp trong tâm hồn, sự sâu sắc của lòng mến khách được xem trọng hơn nhiều so với việc có đầy đủ các đồ dùng Trà đạo. Đây chính là tinh thần của Wabicha.   和敬清寂(わけいせいじゃく) : Hoà hợp, tôn trọng, thanh khiết, yên tĩnh. Đây là 4 yếu tố quan trọng nhất của Trà đạo 和- HOÀ : Hoà hợp lẫn nhau,không chỉ là trong buổi trà mà kể cả trong đời sống xã hội cũng lấy điều này làm trung tâm. 敬 – TÔN : Chính là sự tự khiêm nhường với bản thân và tôn trọng đối phương. 清 – THANH : Nghĩa là sự thanh khiết, sạch sẽ ko chỉ là mặt hình thức mà cả trong tâm hồn. Trong trà đạo, loại bỏ những vẩn đục, u ám trong tâm hồn, nỗ lực để có một tâm hồn thanh khiết là điều quan trọng.  寂 – TỊCH : là sự tĩnh lặng, ko dao động trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào. Link Youtube :  Tea Time For Relaxing - Japanese Tea - 茶道体験

Đọc tiếp
Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, ngày Lễ bé trai Kodomo No Hi

Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, ngày Lễ bé trai Kodomo No Hi

Thứ Bảy, 07/05/2022
Japan Life & Cosmetic

  Ngày 5/5 ở Nhật ngoài ngày là ngày lễ của các bé trai - Kodomo No Hi, cũng đồng thời là ngày tết Đoan Ngọ (端午の節句), giống ngày tết Đoan Ngọ theo lịch âm ở VN mình vậy đó.  Vào ngày tết Đoan Ngọ người Nhật có tục lệ ngâm bồn tắm với lá Shobu (菖蒲 しょうぶ- lá Thủy xương bồ, lá của cây hoa Iris), ở vùng Kanto thì thường ăn bánh Kashiwa Mochi (柏餅), ở vùng Kansai thì người ta thường ăn bánh Chimaki (ちまき).   Món ăn đặc trưng trong ngày Kodomo No Hi   Có một sự liên quan chặt chẽ về lý do tại sao vào ngày Kodomo No Hi lại có tục lệ ngâm bồn tắm với lá Thủy xương bồ. Tết Đoan Ngọ, vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, là ngày làm lễ trừ tà, xua đuổi tà mà đầu tháng. Dưới thời Trung Quốc cổ đại ngày xưa, tháng 5 bắt đầu một mùa mưa, kéo theo nhiều đau ốm bệnh tật và thiên tai thảm họa do mưa bão gây ra. Người ta tin rằng mùi thơm mạnh có trên lá Shobu sẽ giúp xua đuổi những vận rủi, tà khí. Lá Shobu không chỉ được dùng để ngâm bồn tắm mà còn dùng để ngâm rượu để uống.  Ngâm bồn tắm với lá Shobu giúp cơ thể sảng khoái dễ chịu, vừa có tác dụng trừ tà khí   Tục lệ dùng lá Shobu để ngâm bồn tắm vào ngày tết Đoan Ngọ được  lan truyền đến Nhật Bản, vào thời Heian平安時代, lễ hội tết Đoan Ngọ chỉ được tổ chức trong cung điện và được xem như là một lễ hội của giới quý tộc vua chúa. Trong buổi lễ hội người ta thường gắn lá shobu có mùi thơm mạnh lên người hoặc cuộn tròn lá làm vật trang trí.  Từ thời Mạc phủ Kamakura đến thời Edo tết Đoan Ngọ được xem là lễ hội của các bé trai. Đây là thời kỳ xã hội võ sĩ đạo nên sự thắng thua, chủ nghĩa quân sự được đề cao, nên Shobu 菖蒲 - cách đọc giống với 勝負 (thắng thua) hoặc 尚武 được dùng để cầu chúc cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, tráng kiện. Phong tục này được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Ngâm bồn tắm bằng lá Shobu giúp khí huyết lưu thông, làm cơ thể thư giãn, giảm mỏi vai, đau lưng, không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe mà còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi vận rủi, cầu chúc cho cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh.     Koi Nobori -biểu tượng cá chép bay lên trời trong ngày lễ hội bé trai ở Nhật    Liên hệ so sánh với ngày tết Đoan Ngọ ở VN mình tương tự như vậy. Nếu như ở miền Bắc ngày tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là ngày Diệt Sâu người ta thường ăn hoa quả và bánh trôi nước thì miền Trung và miền Nam thường ăn bánh ú tro, thịt vịt và hoa quả.   Bánh chimaki ちまき theo kiểu Trung Quốc  người Nhật thường ăn vào ngày tết Đoan Ngọ    Bánh Kashiwa Mochi     Ở miền Trung quê mình còn có tập tục vào ngày Mùng Năm (5/5) cắt các loại cây cỏ mọc ở bờ bụi đem phơi và nấu nước trà uống quanh năm. Cây cỏ hoa lá vào ngày này cũng được xem là “có vị thuốc” tốt cho sức khỏe. Lúc mình còn nhỏ cũng được ba mẹ xỏ lỗ tai vào ngày mùng 5 tháng 5. Tết Đoan Ngọ được xem là “Ngày lành tháng tốt” để làm mọi thứ vì có trời đất phù hộ, nâng đỡ !   Bánh ú tro ちまき kiểu Nhật, chấm kèm bột đậu nành kinako きな粉 

Đọc tiếp
Lễ hội Kanamara かなまら祭り

Lễ hội Kanamara かなまら祭り

Thứ Hai, 21/03/2022
Japan Life & Cosmetic

  Nhật Bản là đất nước của Thần đạo. Mọi thứ gắn liền với đời sống  của con người ngay cả đến hòn đá, cỏ cây cũng đều có linh hồn. Và có những lễ hội rất độc đáo, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là người nước ngoài đến tham gia.  Kanamara Festival là lễ hội mùa xuân độc đáo của thành phố Kawasaki - tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, được tổ chức hằng năm vào tháng 4 tại đền Kim Sơn (Kanayama - 金山神社) - thuộc thành phố Kawasaki, với ý nghĩa là cầu chúc cho cuộc sống thịnh vượng, con đàn cháu đống, vợ chồng hòa hợp yên vui, làm ăn phát đạt. Nghe sơ sơ cái ý nghĩa thôi cũng thấy đây là một nền văn hóa đẹp và rất đậm chất phương Đông rồi cả nhà nhỉ. Nếu ai đã từng ra thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội cũng sẽ thấy có một không gian trưng bày Văn hóa phồn thực của người Chăm ngày xưa, cũng mang ý nghĩa tương tự như lễ hội Kanamara của Nhật Bản. Từ năm 2018, lần đầu tiên ấn triện này được phát hành. Nhưng để được nhận phải xếp hàng mất 8 tiếng :D, có người còn về tay không ^^     Những người tham gia lễ hội Kanamara không chỉ là những cặp vợ chồng đang cầu có con cái, mà còn có rất đông du khách, kể cả người nước ngoài, không phân biệt giới tính, độ tuổi, mỗi năm có khoảng hơn 30.000 người cùng tham gia rước linh vật và diễu hành quanh các đường phố.      Rước kiệu công chúa Elizabeth =))   Trước kia thành phố Kawasaki có một lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 4, gọi là “Lễ hội mặt đất - 地べた祭”. Đây là lễ hội mọi người cùng nhau ngồi trên mặt đất ăn uống với nhau vào mùa măng mọc. Người ta tin rằng vào mùa xuân khi măng đang bật mầm trong lòng đất, sức sống mạnh mẽ của những búp măng sẽ ngấm vào cơ thể, giúp cho con người cũng khỏe mạnh cường tráng như măng. “Lễ hội mặt đất” cũng được cho là khởi nguyên của lễ hội Kanamara.  Điểm nhấn của lễ hội Kanamara là cuộc diễn hành bắt đầu từ lúc 12h trưa. Tại đây sẽ có 3 chiếc kiệu rước linh vật - hình dạng mô phỏng chiếc vũ khí của nam giới  - được diễn hành qua các con phố và đưa vào đền.      Chiếc kiệu đầu tiên là bức tượng mô phỏng vũ khí của nam giới - được sơn màu đen - có tên là Kanamara Funa Mikoshi かなまら舟神輿     Tiếp đến là bức tượng được sơn màu hồng, cũng là hình dáng được mô phỏng, có tên là Elizabeth Mikoshi. Ban đầu là tượng được Câu lạc bộ phụ nữ ở Tokyo - Hội quán Elizabeth mang tặng, thời đó  chỉ những thành viên của hội quán Elizabeth mới được khiêng kiệu. Ngày nay thì việc khiêng kiệu rước linh vật màu hồng này được đảm nhận bởi các thành viên của địa phương, nhưng trong lễ hội, người nữ sẽ mặc trang phục nam, còn người nam thì mặc trang phục và trang điểm như nữ.      Kiệu rước thứ 3 là bức tượng bằng gỗ, nhỏ hơn và cổ nhất trong 3 bức tượng.    Có nhiều loại kẹo bánh và quà lưu niệm cũng mô phỏng hình dạng vũ khí của nam giới được bày bán ở lễ hội. Nếu có dịp tham gia lễ hội, chắc là nhất định sẽ mua :D      Từ nhà ga này đi bộ chỉ 1 phút là đến nơi tổ chức lễ hội.  Hai năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lễ hội không còn được tổ chức đông người như trước kia nữa, chỉ có những người phụ trách lễ hội và một số ít người liên quan. Dự kiến năm nay lễ hội sẽ được tổ chức bằng hình thức online :(  

Đọc tiếp
Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư MK Premium iGS4000 có thực sự tốt không ?

Viên uống hỗ trợ điều trị ung thư MK Premium iGS4000 có thực sự tốt không ?

Thứ Sáu, 04/03/2022
Japan Life & Cosmetic

  Ngày 24, 26/2 vừa rồi sản phẩm MK Premium iGS4000 đã có mặt tại buổi triển lãm EXPO các sản phẩm y tế Hospital EXPO & Clinic EXPO tại Osaka - Japan, đối với bản thân mình, đây là một minh chứng để mình tiếp tục giữ vững niềm tin theo đuổi ước mơ mang những sản phẩm uy tín, chất lượng từ nước Nhật về cho người tiêu dùng tại Việt Nam.    Sản phẩm MK Premium iGS4000 tại gian hàng triển lãm   Do ảnh hưởng của môi trường sống từ nhiều chục năm trước, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư và các loại bệnh chuyển hóa ở Việt Nam ngày nay đang ở mức cao. Thi thoảng lại nghe tin người thân của bạn bè, người quen phải vào viện xạ trị hoặc qua đời vì ung thư khi mới ở tuổi 50 ~ 60 của cuộc đời, có người tuổi đời vẫn còn trẻ, tự dưng cứ đau đáu trong đầu một suy nghĩ : có loại thực phẩm chức năng nào giúp đẩy lùi ung thư hiệu quả không ?  MK Premium iGS4000 là sản phẩm của Hiệp hội ung thư Nhật Bản, thuộc quản lý của các giáo sư chuyên ngành y từ các Bệnh viện và Đại Học Keio - Nhật Bản Năm 2012, giáo sư Shimizu Nobuyoshi đã công bố iGS4000 - thành phần có trong hạt nho nảy mầm có tác dụng đối với các loại ung thư phổ biến, thường gặp đó là : Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư thực quản, ung thư thận, và các khối u ác tính … Công bố này đã mở đường cho các nghiên cứu về sau đến sự ra đời của viên uống ngăn ngừa và điều trị ung thư MK Premium - iGS4000, một sản phẩm, một thành tựu y học đã mở ra cơ hội sống và phục hồi cả về sức khỏe lẫn tinh thần cho những ai không may bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư. Giáo sư Shimizu Nobuyoshi công tác tại khoa Y - đại học Keio Nhật Bản, là một người có những đóng góp to lớn cho nền Y học Nhật Bản nói riêng và nền y học thế giới nói chung.  ️🎖️Ngày 22 tháng 12 năm 1999 : là người đầu tiên trên thế giới giải mã được nhiễm sắc thể số 22 ️🎖️Người phát hiện ra 545 loại gene ️🎖️Năm 2000 : người đầu tiên trên thế giới giải mã được nhiễm sắc thể số 21 ️🎖️Năm 2003 : người đầu tiên trên thế giới giải mã được nhiễm sắc thể số 8   Giáo sư Shimizu và MK Premium tại triển lãm y tế tại Osaka - Japan Trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng lớn nhỏ, ngày nay MK Premium iGS4000 đã tiếp thêm sức mạnh và nguồn sống cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư, giúp họ được tiếp tục sống khỏe mạnh để thực hiện tiếp những dự định còn đang dang dở 💖 Bên cạnh công dụng chữa bệnh, hỗ trợ các bệnh nhân ung thư đang xạ trị, MK premium iGS4000 cũng được rất nhiều người sử dụng như một loại thực phẩm chức năng để ngăn ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ.  Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng MK PREMIUM iGS4000 có thành phần chiết xuất hạt nho nảy mầm có khả năng : ✅Chống hình thành u bướu ✅Chống oxy hóa ✅Giúp ngăn ngừa sự đánh phá của các gốc tự do vào gene di truyền ✅Ngăn cản và ức chế sự tạo lập các mạch máu mới, từ đó cắt đi nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư ✅Kích hoạt gene trường thọ, nhận biết các tế bào lỗi và khiến chúng tự diệt ✅Cung cấp năng lượng cho tế bào khỏe mạnh, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ.   MK Premium thực sự là một sản phẩm rất đáng để chi tiền vì sức khỏe cho người thân và gia đình chúng ta. Giá thành 1 hộp MK Premium iGS4000 tương đối đắt,  tầm 4~5 triệu cũng khiến nhiều người phải khựng lại suy nghĩ, nhưng những hiệu quả nó mang lại thì thực sự ngoài mong đợi. Từ đầu khi theo đuổi dòng sản phẩm này mình đã sưu tầm và đọc rất nhiều bài báo từ trang Gansider.info, đây là trang thông tin về các bệnh ung thư, phác đồ điều trị được phát triển dành cho các bệnh nhận đang chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, hi vọng mang đến nhiều thông tin cho bạn đọc quan tâm. (http://gansider.info/category/%e3%81%8c%e3%82%93%e3%82%92%e7%9f%a5%e3%82%8b/)   Sử dụng mỗi ngày đều đặn để ngăn ngừa lão hóa bệnh tật   Để có thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua FB Messenger hoặc Zalo ở cửa sổ chat bên góc màn hình nhé.  Chúng tôi luôn ở đây, bên cạnh bạn !

Đọc tiếp
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay