Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản

Miko - Vu nữ sở hữu năng lực kết nối với thần linh

Miko - Vu nữ sở hữu năng lực kết nối với thần linh

Thứ Bảy, 18/05/2024
Japan Life & Cosmetic

Hôm bữa nhân buổi đi giao du với hội những người khác giới , mình có trao đổi danh thiếp với 1 bác . Bác giới thiệu business của bác là đào tạo Miko, tổ chức các lớp dạy về các nghi thức truyền thống của Thần đạo. Lúc đầu mới đọc qua cái danh thiếp của bác mà chưa có tìm hiểu gì mình chỉ nghĩ ô hay thật, Thầy cúng ở Nhật cũng làm Business rất rõ ràng, rành mạch. Mình đúng kiểu con ếch ngồi trong giếng. Cũng vì cái sự hay hay là, sao thầy cúng họ cũng có chức danh CEO nên,hôm sau đó về nhà ngồi tìm hiểu ra một lô những kiến thức mới mẻ mà trước đây có lần nhìn thấy nhưng thường hay bỏ qua. Hồi ở Hiroshima đi thăm cái đền Totori có vào bên trong đền để mua mấy món quà lưu niệm. Ấn tượng mấy bạn gái trẻ mặc bộ váy trắng đỏ ở đó. Mãi sau này mới biết đó là những Miko巫女〜 vu nữ. Trong truyền thuyết Miko tại các đền thờ thần đạo là những cô gái có sức mạnh tâm linh, chống lại m a qu ỷ. Vừa hay, hôm GW đi thăm đền Meiji Jingu - một ngôi đền thờ Vua và Hoàng Hậu Minh Trị , áp những điều mình đã tìm hiểu dc. Lại thấy rất thú vị các bạn ah. Trong văn hoá thần đạo, Miko là những nữ pháp sư hoặc những cô gái phục vụ trong đền thờ. Họ sở hữu năng lực tâm linh và có vai trò đặc biệt đối với giới quý tộc thời xưa. Vai trò và địa vị của Miko cũng trải qua nhiều thăng trầm cùng với những biến động lịch sử Nhật Bản. ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT MIKO THỰC THỤ Vì sở hữu vai trò và khả năng đặc biệt nên ko phải cô gái nào cũng có thể trở thành một Miko mà họ phải trải qua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt. Các cô gái khi bước vào tuổi dậy thì (bước vào chu kỳ kn đầu tiên) sẽ được trải qua một khoá huấn luyện được thiết kế riêng gọi là Kuchiyose Miko- 口寄せ巫女. Một pháp sư cao tuổi, thường là thành viên cao tuổi sẽ chịu trách nhiệm dạy họ những kỹ thuật cần thiết để có thể kiểm soát cơ thể khi ở trạng thái thôi miên thông qua một số nghi lễ. Các cô gái cũng được học cách giao tiếp với thần linh (Kami sama) và linh h.ồ.n của những người đã khuất bằng cách để những li.n.h h.ồ.n đó chiếm hữu. Miko cũng được truyền dạy những ngôn ngữ bí mật mà chỉ những pháp sư trong bộ tộc mới biết. Thời gian của khoá đào tạo có thể kéo dài từ 3 đến 7 năm trước khi trải qua nghi thức nhập môn để trở thành 1 Miko thực thụ.     Buổi lễ được tổ chức riêng tư, chỉ có người hướng dẫn, các pháp sư và những người lớn tuổi trong bộ tộc. Cô gái sẽ được mặc một tấm vải màu trắng tượng trưng cho sự kết thúc của kiếp trước. Những người lớn tuổi sẽ hô lớn, chờ đợi một vị Kami nhập vào cô gái. Sau đó người hướng dẫn sẽ hỏi cô gái vị thần nào đang chiếm hữu cơ thể cô, đây cũng là vị thần mà Miko sẽ phục vụ. Sau khi trả lời, một chiếc bánh gạo sẽ được ném vào mặt cô gái và khiến cô ngất xỉu. Trong lúc đó những người lớn tuổi sẽ đặt cô lên một chiếc giường ấm áp và chờ đợi đến khi cô tỉnh dậy. Sau đó cô gái sẽ được mặc một chiếc váy đẹp có nhiều màu sắc, tượng trưng cho sự liên kết với thần linh. Đặc biệt sự trong trắng là vô cùng quan trọng trong Thần đạo nên hầu hết các Miko buộc phải là trinh nữ, chính vì thế, dù đã trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt nhưng độ tuổi nghỉ hưu của họ chỉ rơi vào tầm ngoài 25 tuổi. Tuy nhiên trong XH hiện đại ngày nay vai trò của Miko trở nên mờ nhạt. Họ chỉ là những người phụ tá trong đền thờ. Do đó việc lựa chọn người trở thành Miko cũng trở nên đơn giản hơn. Công việc chính của Miko là trông coi đền thờ, dọn dẹp khuôn viên trong đền, hỗ trợ các công việc văn phòng, bán hàng ở các quầy lưu niệm trong đền, phụ giúp các nhà sư trong nghi lễ         Miko toàn thời gian : thường chỉ những đền lớn mới có, nhiệm vụ của họ là giúp hỗ trợ trong các nghi lễ. Múa các điệu múa Miko Mai 巫女舞 trong các lễ hội. Miko bán thời gian : thường là sinh viên đại học, được thuê trong thời gian ngắn vào các đợt cao điểm trong năm như dịp lễ tết. Đương nhiên họ cũng phải tham gia vào các khoá đào tạo ngắn hạn để nắm được các lễ nghi cơ bản. Họ không được phép tham gia vào các điệu múa, mà chỉ hỗ trợ các công việc của đền. Miko nhỏ tuổi : thường ở độ tuổi tiểu học để múa Miko Mai vào các dịp lễ hội. Dựa vào trang phục có thể xác định được một cô gái có phải là Miko hay không. Miko sẽ mặc áo choàng Kimono trắng gọi là Hakui 白衣, và quần Hakama 袴đỏ rực rỡ gọi là Hibakama被袴. Sự tương phản về màu sắc trang phục khiến họ trở nên thanh tao và nổi bật. Khi tham gia vào các điệu múa sẽ có mặc thêm áo khoác tay dài Chihaya ちはや. Vì Miko đại diện cho thần linh nên vẻ ngoài của họ phải sạch sẽ, chỉn chu, tóc được buộc gọn phía sau bằng dải dây dài Tatenaga縦長 hoặc Mizuhiki     Trong các nghi lễ và một số sự kiện nhất định, Miko cũng đeo những chiếc trâm cài tóc hoa đặc biệt được gọi là Hanakanzashi và một chiếc vòng đội đầu được gọi là Kanmuri. Những bông hoa, cành cây và họa tiết hoa được sử dụng trong những món trang sức này là đại diện cho nhiều loại thực vật khác nhau ở Nhật Bản, được cho là có tác dụng tăng sức mạnh tinh thần cho người đeo. Nhưng điều nghiêm ngặt nhất dành cho các Miko thời xưa và nay đó là không sử dụng các loại phụ kiện, đồng hồ, bông tai, sơn móng tay…vì cơ thể họ là của các vị thần. Hiện nay, đền Amagasaki Ebisu ở Amagasaki, tỉnh Hyogo có dịch vụ trải nghiệm Miko dành cho du khách, giúp họ có cơ hội tìm hiểu về đền thờ, Thần đạo và văn hóa Nhật Bản… Ngoài ra, những ngôi đền lớn tại Tokyo cũng bắt đầu cung cấp những hoạt động được thiết kế riêng để du khách được hóa thân trở thành Miko thực thụ.

Đọc tiếp
Ngày Tiết phân của Nhật Bản - 節分の日

Ngày Tiết phân của Nhật Bản - 節分の日

Thứ Hai, 29/01/2024
Japan Life & Cosmetic

Một trong những ngày lễ trong truyền thống Nhật Bản là ngày Tiết phân (節分).   Ngày tiết phân 節分 sẽ có  豆まき - Mame maki, 恵方巻 - Ehoumaki, いわしの飾り - Iwashi No Kazari, ひいらぎいわし - Hiiragi Iwashi     Trẻ con ở Nhật vào ngày Tiết phân - hay còn gọi là ngày Đuổi quỷ thường hay có trò chơi 1 thằng đeo mặt nạ đóng vai Oni, đội còn lại sẽ vừa ném hạt đậu - gọi là 豆まき vào Oni vừa nói 鬼はそと、福はうち (Giữ phúc trong nhà, đuổi quỷ ra xa) . Ngay cả người Nhật khi được hỏi về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tiết phân cũng có nhiều người còn khá mơ hồ, biết sơ sơ không rõ ràng đâu nhé. Nên người Việt Nam sống ở Nhật không biết thì cũng là chuyện bình thường mà :D, có cơ hội thì tìm hiểu. Biết thêm 1 điều mới lại vui 🙂 Thực ra vốn dĩ thì từ ngày xưa 節分 Tiết phân không phải là tên gọi để chỉ một ngày lễ trong tháng 2, mà Tiết phân là dùng để phân định ngày trước khi chuyển đổi giữa các mùa trong năm : Lập xuân 立春, Lập hạ 立夏, Lập thu 立秋, Lập đông 立冬. Do đó trong 1 năm có đến 4 lần Tiết phân.  Ngày Lập xuân là ngày tiễn năm cũ, chào đón một năm mới sung túc, vượt qua mùa đông khắc nghiệt để chào đón mùa xuân ấm áp nên nó được xem là một ngày đặc biệt. Do đó ngày trước Tiết phân trước ngày lập xuân cũng được hiểu là Đêm giao thừa - 大晦日 Omisoka Thực tế ngày Tiết phân節分 không phải lúc nào cũng là ngày 3/2. Nó là ngày trước ngày Lập xuân 立春 hằng năm. Thường thì ngày lập xuân từ 4/2 và cũng ko thay đổi qua các năm do đó nhiều người cũng mặc định với suy nghĩ ngày Tiết phân là 3/2. Cũng có năm ngày Tiết phân xê dịch sớm 1 ngày vào ngày 2/2/2021.      Mình vốn dĩ sợ ma nên thôi bỏ qua mô tả cái nghi lễ ném đậu đuổi quỷ  豆まき、福は内鬼は外 nha nha 🤐🤐 Trong cái xã hội bận bịu hiện đại thì lễ hội truyền thống gì rồi cũng quay lại phục vụ ăn với uống thôi mà :D. Ở Nhật Bản gần đây, khi nói đến ngày Tiết phân 節分, mọi người sẽ nghĩ ngay đến món Ehoumaki 恵方巻 - sushi cuộn dạng thanh dài. Ngày này đi siêu thị mua sắm các bạn sẽ thấy được bán rất nhiều ở khu đồ ăn sẵn, với nhiều loại nhân cuộn bên trong. Chẹp chẹp… Giang hồ đồn rằng hướng may mắn của Ehou chính là hướng có vị thần may mắn có tên là Toshi Tokujinとしとくじん đang ở đó. Thần may mắn Toshi Tokujin được cho là vị thần sẽ mang lại phúc đức cho năm đó, bảo vệ mọi người khỏi các vị thần xui xẻo. Do đó, hướng mà những vị thần rủi ro không đến cũng được xem là hướng may mắn.  Vào ngày Tiết phân 節分 vừa ăn Ehoumaki 恵方巻 - để nguyên cuộn dài và ăn đến khi hết chứ không cắt ra. Xay cuộn sushi về hướng may mắn, vừa ăn vừa thầm nguyện cầu điều ước của mình trong thâm tâm và ăn hết cuộn sushi mà ko được nói ra từ nào - điều ước sẽ trở thành hiện thực.      Hướng may mắn - 恵方 mỗi năm sẽ mỗi khác, năm nay 2024 hướng may mắn theo lịch Nhật sẽ là 東北東 -  hướng Đông Đông Bắc         Thêm cái nữa nè. người Nhật cũng nhiều tín ngưỡng như Việt Nam mình vậy đó nên cũng treo cả cái đầu cá Iwashi đã nướng lên cành gai. Các cụ ngày xưa cho rằng á . c  q . u . ỷ ko chịu được mùi tanh của đầu cá mòi và sợ bị cành gai chích vào nên thường treo ひいらぎいわし Hiiragi Iwashi trang trí ở đầu cổng hoặc ở cửa  vào nhà.   

Đọc tiếp
Khu vui chơi VS Park - Saitama

Khu vui chơi VS Park - Saitama

Thứ Sáu, 10/11/2023
Japan Life & Cosmetic

Đi đâu chơi gì vào ngày nghỉ là câu hỏi thường nhảy số trong đầu các ông bô bà bô mỗi tối thứ 6, hoặc ngày thứ 7. Đúng ko các bác? Ít nhất là nó đúng với nhà mình 🤣🤣 Mùa này lá đỏ lá vàng cũng đẹp, nhưng mỗi bà mẹ yêu thiên nhiên là thích, còn bọn trẻ con nó ko hứng thú lắm. Nhưng kiểu gì cũng phải nhấc m.ô.n.g ra khỏi nhà. Tuần trước bị xịt một phát vì tìm chỗ đi chơi trong Tokyo, hí hửng vì tìm dc thông tin có event trên Ginza. Thế là dắt đàn ga con lên phố giải ngố 🤣. Mà khổ, Ginza thì lắm toà nhà gần gần nhau, tìm mãi ko ra cái event hay hay như trên web họ tả đâu, đi lòng lòng toàn mỏi chân, lại toàn người với khách du lịch. Bị bọn nhỏ nó càm ràm vì làm mất thời gian cuối tuần của nó 😂😂 Nên tuần này rút kinh nghiệm, chuyển qua Search Chiba hoặc Saitama, đi về nơi xa xa tàu lại vắng mà lại dc dịp đi những tuyến tàu thường ngày ít trèo lên, có một chút cảm giác như đang phiêu lưu, trải nghiệm, bọn gà con nhà mình cũng thích thú nữa 🥰. Địa điểm chọn lần này là cái Aeon siêu to khổng lồ đúng nghĩa luôn. Đích đến là VS Park - khu vui chơi vận động cho bọn thanh thiếu niên. Ngay bên cạnh có khu vui chơi tuổi tiền tiểu học cho các em bé 🙂.            Em bé chưa đủ tuổi vào khu vui VS nên chơi ở khu bên cạnh   Chỗ này phù hợp cho nhu cầu cả nhà nhé. Khu mua sắm, Outlet to chà bá đủ các thương hiệu. Mẹ cũng vui mà con cũng vui (chắc chỉ có ba là mếu thôi :D )    Thông tin khu vui chơi thanh thiếu niên :  https://bandainamco-am.co.jp/others/vspark/laketown/   Địa chỉ : 埼玉県越谷市レイクタウン3丁目1番地1 イオンレイクタウンmori 3階 🚊Access bằng tàu : JR武蔵野線 越谷レイクタウン駅 - Ga Koshitani Laketown, JR Musashino Line   Giá vé vào cửa chơi 120p từ 1900y ~ 3200y tùy độ tuổi và vào ngày thường hoặc cuối tuần giá vé cũng giao động. Hiện tại đang có campain giảm 500y / vé, áp dụng được tối đa 5 vé cho cả nhà cùng vào chơi nha. Mọi người có thể tham khảo chi tiết bảng giá vé và lấy coupon nhé !    Đảm bảo con cũng vui, mẹ cũng vui (còn ba thì chưa biết =)) )        🚊Nếu đi từ ga  Koshitani Laketown sẽ phải đi bộ khá xa, tầm 1.1km. tuy nhiên vì đi trong khu trung tâm thương mại, vừa đi vừa window shopping nên chắc cũng ko xa lắm đâu :D.Nhà nào có em bé thì nhớ lấy xe đẩy ngay ở lối vào kẻo giữa chừng mỏi chân ko tìm được chỗ để xe đẩy nhé. Mình thì thấy thích cái không khí này, từ sau covid năm nay cuộc sống lại bắt đầu  lại như trước đây, mọi người đi lại tấp nập. Cũng sắp đến Black Friday nữa, tha hồ cho các mẹ các bố săn s .a l  . e nha.   Khu Aeon Laketown có 3 tòa [Kaze] [Mori] và [Outlet]. Khu vui chơi VS Park nằm ở tòa Mori. Đường đi đến VS Park như thế này nhé :  - Khi ra khỏi cổng soát vé từ ga thì lên thang cuốn sẽ vào tòa Kaze - Vào Kaze cứ đi thẳng về phía bên phải sẽ nhìn thấy cửa hàng Zara, cứ thế đi về phía bên phải - Cứ đi thẳng như thế sẽ nhìn thấy cửa hàng WEGO, đi băng qua lối hành lang  - Ra khỏi lối đường hành lang sẽ nhìn thấy thang cuốn bên phải, trèo lên thang cuốn đó để lên tầng 3 nhé.  - Lên tầng 3 sẽ thấy tiếp 1 lối đi , đi thẳng theo hướng này - Đi qua khỏi cửa hàng Disney Store , đi thẳng tiếp đến đoạn lối đi trống bạn sẽ nhìn thấy cửa hàng Uniqlo. VS Park ở ngay khu rộng rộng cạnh Uniqlo nhé.  Mình dắt mấy con gà con đi phải ngồi nghỉ 1 lúc vì bọn nó kêu mỏi chân :D :D   Chỗ này mình thấy rất hay nên highly recommend cho cả nhà, mng có thể tham khảo chỗ đi chơi cuối tuần cho gia đình mình;.  Đi chơi về cả lớn cả bé đều bảo hôm nay vui quá mẹ ơi. Vậy là thành công rồi :)     

Đọc tiếp
LƯU TRUYỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO THẾ HỆ SAU DỄ HAY KHÓ

LƯU TRUYỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO THẾ HỆ SAU DỄ HAY KHÓ

Thứ Sáu, 27/10/2023
Japan Life & Cosmetic

NGẪM CHUYỆN LƯU TRUYỀN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CHO THẾ HỆ CON CHÁU Mình ko sống thường xuyên ở VN, nhưng hầu như mỗi năm đều dc về xem múa lân trên đường chật ních người với xe mỗi dịp trung thu. Hẳn là người lớn, con nít đều rất háo hức với tiếng trống tùng dinh. Người lớn muốn tìm lại chút không khí tuổi thơ, trẻ con cũng phấn khích với lân sư tử. Ai cũng đổ ra đường lớn để xem múa lân, nhưng ở khu xóm thì hầu như ít khi nghe thấy tiếng trống trung thu rộn ràng như xưa nữa. Thấy hơi thiệt thòi cho bọn nhỏ. Thiếu những người dẫn dắt, hướng dẫn hội trẻ con trong khu xóm cùng nhau làm khung tre, dán giấy báo làm đầu lân, tập đánh trống tùng cắc tùng… Ôi cái không khí ấy thật là vui. Giờ chỉ có những đội lân chuyên nghiệp chuyên đi múa khai trương Ngày trước mình cũng nghĩ rằng, các giá trị văn hoá truyền thống bị phai mờ dần đi là do thế hệ trẻ không còn niềm yêu thích vào đó nữa , mà chỉ thích phim ảnh, các thiết bị giải trí, truyền hình…. Người lớn thời đó hay nói vậy, và mình cũng tin là như thế. Nhưng giờ có con cái, cũng thành “người lớn” của bọn trẻ con, thì mình nhận ra KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY ! Việc thế hệ trẻ quay lưng, ko hiểu gì về văn hoá truyền thống là do người lớn, thế hệ đi trước không dẫn dắt, không truyền đạt lại. Hoặc có truyền đạt nhưng cách dẫn truyền nhạt nhẽo, không thu hút. Bởi vậy, bọn trẻ con ngồi tí là chán, lại bỏ ra chơi game điện thoại, youtube, lướt tiktok…. Không hiểu các tổ chức đoàn thanh niên, hội người cao tuổi đang hoạt động như thế nào ? Thế hệ đi trước có truyền đạt được gì cho thế hệ đi sau qua các phong trào hoạt động đoàn thể hay không ? Khó khăn khi thực hiện ắt hẳn là có, khó nhưng không phải là không làm dc. Mình cảm nhận các hoạt động rất thiếu sự liên kết giữa địa phương - nhà trường - gia đình. Không phải là chỉ thời nay, mà từ thời mình còn tuổi đoàn đã như vậy. (Suy tư của một người đoàn viên (lâu năm ) luôn hướng về nơi xưa ấy. ) H sinh sống ở nước tư bản, thấy họ hiện đại, vượt xa VN mình cả 50 năm, nhưng thế hệ sau luôn dc tiếp nối truyền thống từ thế hệ trước. MÌNH HÀNH ĐỘNG Cách nhanh và hiệu quả nhất là trực tiếp tham gia vào các hoạt động tại địa phương vừa để quan sát tìm hiểu và học hỏi cách làm. Mình đang tham gia vào hội PTA - Hội phụ huynh học sinh ở trường Min (Parent Teacher Association). Mọi người tham gia và hoạt động hoàn toàn là volunteer, nhưng nhận lại, mình đã học hỏi dc nhiều điều . Video là lễ hội làng ở khu vực mình sinh sống tuần vừa rồi. Sau giờ tan học các bạn học sinh cấp 2 đã luyện tập tích cực cho các tiết mục biểu diễn trong lễ hội .

Đọc tiếp
Nhật Bản sắp bãi bỏ chế độ thực tập kỹ năng, thực hư như thế nào ?

Nhật Bản sắp bãi bỏ chế độ thực tập kỹ năng, thực hư như thế nào ?

Thứ Sáu, 12/05/2023
Japan Life & Cosmetic

  Trong báo cáo tạm thời trình chính phủ của các chuyên gia nghiên cứu về Chế độ thực tập kỹ năng và chế độ kỹ năng đặc định ngày 14/12/2022 đã đề cập đến việc bãi bỏ chế độ thực tập sinh kỹ năng. Tuy nhiên, không đơn thuần là bỏ đi chế độ thực tập kỹ năng mà là cải tiến chế độ hiện hành thành chế độ mới tốt hơn.    ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA CHẾ ĐỘ MỚI VỚI CHẾ ĐỘ THỰC TẬP KỸ NĂNG HIỆN TẠI Trước mắt, các chuyên gia đang cân nhắc theo hướng : bãi bỏ chế độ thực tập kỹ năng và nghiên cứu xây dựng một chế độ mới chú trọng mục đích bảo vệ nhân quyền và đào tạo nguồn nhân lực.    SO SÁNH 2 CHẾ ĐỘ SẼ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ? Nếu gọi chế độ thực tập kỹ năng hiện hành là 🥝và Chế độ mới là 🍓 thì có thể dễ dàng hình dung như thế này: 👉 Mục đích của chế độ 🥝Cống hiến cho cộng đồng quốc tế thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực 🍓Đào tạo nguồn nhân lực + Bảo vệ nhân quyền    👉Ngành nghề 🥝Không matching với kỹ năng đặc định sau khi hết thời gian thực tập 3 năm 🍓Matching với 14 loại ngành nghề của kỹ năng đặc định   👉Quy định về số lượng lao động sẽ tiếp nhận 🥝Quy trình thiết lập số người lao động sẽ tiếp nhận trong xxx năm không rõ ràng minh bạch 🍓Trong bao nhiêu năm sẽ tiếp nhận làm việc bao nhiêu người được define rõ ràng.   👉Cho phép người nước ngoài chuyển việc hay không 🥝Về nguyên tắc thì lao động người nước ngoài không thể chuyển việc. 🍓Sẽ thiết lập chế độ để người lao động nước ngoài dễ dàng chuyển việc hơn so với thực tập kỹ năng, tuy nhiên cụ thể như thế nào vẫn chưa quyết định. (Không thể chuyển việc hoàn toàn tự do như người Nhật)   👉Quản lý giám sát và Hỗ trợ người nước ngoài 🥝Chế độ hiện hành đang ở tình trạng thiếu giám sát, quản lý 🍓Thắt chặt các điều kiện của đoàn thể giám sát và nghiệp đoàn. Cải thiện các điểm chưa hoàn chỉnh của chế độ thực tập kỹ năng.    👉Đối sách về việc nâng cao năng lực tiếng Nhật 🥝Do không có đề ra tiêu chuẩn nào về năng lực tiếng Nhật cho người nước ngoài, nên phần đông người lao động nước ngoài không thể giao tiếp được bằng tiếng Nhật ngay sau khi mới nhập cảnh.  🍓Trước khi bắt đầu vào làm việc tại doanh nghiệp yêu cầu phải có một trình độ tiếng Nhật nhất định. Ngoài ra, sau khi vào công ty làm việc cần phải xây dựng một cơ chế để nâng cao năng lực tiếng Nhật.    LÚC NÀO SẼ BÃI BỎ CHẾ ĐỘ THỰC TẬP KỸ NĂNG HIỆN TẠI Hiện vẫn chưa có quyết định chính thức về việc bãi bỏ chế độ thực tập kỹ năng, tuy nhiên, khoảng tầm mùa thu 2023 trong cuộc họp các chuyên gia sẽ đệ trình chính phủ báo cáo cuối cùng, nếu nhanh thì khả năng là bản dự thảo liên quan sẽ được trình lên phiên họp quốc hội thường niên đầu năm 2024.   ƯU NHƯỢC ĐIỂM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TIẾP NHẬN. ️⛳Về ưu điểm :  ✨✨✨Tuyển dụng lâu dài Chế độ thực tập kỹ năng hiện tại thì loại ngành nghề thực tập kỹ năng (技能実習)không matching với Kỹ năng đặc định (特定技能) nên tùy theo ngành nghề của doanh nghiệp mà sau khi TTS kết thúc thời gian thực tập kỹ năng đã không thể tiếp tục tuyển dụng ở Kỹ năng đặc định nữa.  Ở chế độ mới sẽ cải thiện tình trạng này  và doanh nghiệp có thể tuyển dụng người lao động lâu dài hơn.  ✨✨✨Có thể đảm bảo được nguồn nhân lực nước ngoài có năng lực tiếng Nhật cao.  Chế độ mới yêu cầu người lao động phải có một trình độ năng lực tiếng Nhật nhất định.    Ngành sản xuất và Nông nghiệp thì không cần đến năng lực tiếng Nhật, nhưng ngành Kaigo và Thực phẩm thì nếu không có một năng lực tiếng Nhật nhất định thì khó có thể tìm được công việc. Chế độ thực tập kỹ năng hiện tại có nhiều trường hợp người lao động sau khi nhập cảnh không thể giao tiếp được bằng tiếng Nhật. Vì vậy chế độ mới lần này sẽ cải thiện những nhược điểm đó.  🆘🆘🆘Về nhược điểm đối với doanh nghiệp sau khi áp dụng chính sách mới Phạm vi ngành nghề có thể tiếp nhận bị thu hẹp đi Ở chế độ thực tập kỹ năng hiện tại có thể tiếp nhận người nước ngoài với phạm vi rộng các ngành nghề, nhưng chế độ mới chỉ cho phép tiếp nhận lao động của 12 ngành nghề trọng điểm.  Mức lương tiêu chuẩn được nâng cao ( đây lại là điểm cộng đối với người lao động) Ở chế độ mới mức lương tiêu chuẩn trả cho người lao động nước ngoài được dự đoán là cao hơn so với khi ở chế độ thực tập kỹ năng.  Thực tập kỹ năng là thực tập sinh đến Nhật để thực tập kỹ năng, chứ không phải là người lao động, nên mức lương tiêu chuẩn chi trả cho người nước ngoài không cao. Ngược lại, chế độ mới thì nhấn mạnh ý nghĩa là NGƯỜI LAO ĐỘNG, do đó mức lương chi trả cho người lao động nước ngoài cũng cần phải tương đương như người Nhật.  Khả năng chuyển việc cao Chế độ thực tập kỹ năng hiện tại về nguyên tắc là không được chuyển việc. Do đó trong nhiều trường hợp một khi thực tập sinh đã được tiếp nhận thì sẽ dự trù được họ sẽ làm việc trong 3 năm. Tuy nhiên trong chế độ mới người lao động nước ngoài được tự do chuyển việc, do đó, nếu họ cảm thấy công ty hiện tại lương thấp, môi trường làm việc không tốt, sếp không fair thì có khả năng họ sẽ chuyển việc.  Chế độ mới sau khi bãi bỏ chế độ thực tập kỹ năng đang được cân nhắc theo hướng điều chỉnh theo 12 loại ngành nghề đối tượng của Tokutei gino (Chế độ kỹ năng đặc định)   ♨️♨️14 loại ngành nghề của Chế độ Tokutei Gino - Kỹ năng đặc định hiện tại như sau :     Ngành hộ lý (介護分野) Ngành vệ sinh tòa nhà (ビルクリーニング分野) Ngành công nghiệp vật liệu thô (素形材分野) Ngành chế tạo máy (産業機械分野) Ngành điện - điện tử (電気電子情報関連製造業分野) Ngành xây dựng (建設分野) Ngành đóng tàu, hàng hải (造船・舶用工業分野) Ngành bảo dưỡng, sửa chữa ô tô (自動車整備分野) Ngành hàng không (航空分野) Ngành khách sạn (宿泊分野) Ngành nông nghiệp (農業分野) Ngành ngư nghiệp (漁業分野) Ngành chế biến thủy sản (飲食料品製造業分野) Ngành dịch vụ ăn uống (外食業分野) Túm lại là, chế độ thực tập kỹ năng từ lâu đã bị chỉ trích là “Chế độ nô lệ” ( xem bài viết cũ ở  https://bit.ly/3I3IWoI), từ nguồn cơn đó mà người ta đã có cảm giác rằng chế độ mới được thiết lập sau khi bãi bỏ chế độ thực tập sinh kỹ năng mang hàm ý là chế độ với mục đích chú trọng bảo vệ người lao động nước ngoài. Cho nên, từ ý nghĩa này có lẽ đối với phía doanh nghiệp tiếp nhận sẽ là một chế độ “không mấy thiện cảm lắm”.  Tuy nhiên, đây cũng là dòng chảy của thời đại mà thôi. Tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật Bản từ nay trở đi vẫn tiếp diễn. Nếu không có sự giúp sức của nguồn lực lao động từ nước ngoài thì tình hình thiếu hụt nhân lực để duy trì hoạt động của các xí nghiệp trong một số lĩnh vực, ngành nghề hẳn là sau này cũng ngày càng tăng lên.   Các doanh nghiệp cũng cần thay đổi mindset của chính mình rằng : Thật may mắn vì những người lao động nước ngoài đã đến Nhật và làm việc cho người Nhật, mỗi người chủ doanh nghiệp cần phải nỗ lực hợp tác, giữ mối quan hệ tốt với người lao động và bảo vệ họ là điều rất quan trọng.. 

Đọc tiếp
Ý nghĩa thẩm mỹ của Trà đạo - 茶道の美意識

Ý nghĩa thẩm mỹ của Trà đạo - 茶道の美意識

Thứ Ba, 19/07/2022
Japan Life & Cosmetic

Wabi, Sabi là thuật ngữ biểu hiện ý nghĩa thẩm mỹ của Trà Đạo Nhật bản- một thế giới quan Văn hóa Nhật bản, tập trung vào việc chấp nhận tính KHÔNG HOÀN HẢO của sự vật, đối tượng. Sabi là từ bắt nguồn từ ý nghĩa của 錆びる – kim loại qua thời gian sẽ dần bị gỉ sét. Ý nghĩa vốn có của Wabi, Sabi là những từ ngữ có ý nghĩa tiêu cực, mang hình ảnh về sự tiêu  điều, không hoàn hảo, nhưng nó được chấp nhận theo hướng tích cực, theo thời gian không gì là trường tồn mãi mãi, không gì là hoàn toàn, không gì là hoàn hảo. Đây cũng chính là giá trị chân thực của đời người, cái CHÂN- THIỆN – MỸ mà con người đang hướng tới.  Trà đạo cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng này. Các đồ dùng trong Trà đạo được tinh giản hoá, tĩnh lặng mộc mạc một cách tinh tế. Có thể thấy rõ nhất ở các chén uống trà của Nhật Bản, không hào nhoáng bóng bẩy như đồ gốm sứ Trung Quốc, mà hình dáng thường không thật đối xứng, các màu sắc hoặc hoạ tiết xuất hiện để nhấn mạnh chưa tinh tế hoặc đơn giản. Thực tế thì cần đến một kiến thức uyên thâm và khả năng quan sát tinh tế của người thưởng trà để nhận biết được những dấu hiệu ẩn của một thiết kế hay lớp tráng men thật sự xuất sắc.    Cũng có nhiều Trà nhân không có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho Trà đạo, mà chỉ có những dụng cụ thông dụng trong suốt cả cuộc đời, những trà nhân này được gọi là  Wabi Chajinわび茶人. Những Trà nhân có một tâm hồn đẹp theo đúng định nghĩa trong Trà đạo, họ đã đạt đến được cảnh giới tâm hồn của Thiền tông, nên với họ cái đẹp trong tâm hồn, sự sâu sắc của lòng mến khách được xem trọng hơn nhiều so với việc có đầy đủ các đồ dùng Trà đạo. Đây chính là tinh thần của Wabicha.   和敬清寂(わけいせいじゃく) : Hoà hợp, tôn trọng, thanh khiết, yên tĩnh. Đây là 4 yếu tố quan trọng nhất của Trà đạo 和- HOÀ : Hoà hợp lẫn nhau,không chỉ là trong buổi trà mà kể cả trong đời sống xã hội cũng lấy điều này làm trung tâm. 敬 – TÔN : Chính là sự tự khiêm nhường với bản thân và tôn trọng đối phương. 清 – THANH : Nghĩa là sự thanh khiết, sạch sẽ ko chỉ là mặt hình thức mà cả trong tâm hồn. Trong trà đạo, loại bỏ những vẩn đục, u ám trong tâm hồn, nỗ lực để có một tâm hồn thanh khiết là điều quan trọng.  寂 – TỊCH : là sự tĩnh lặng, ko dao động trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào. Link Youtube :  Tea Time For Relaxing - Japanese Tea - 茶道体験

Đọc tiếp
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay