NHỮNG ĐIỀU HỌC ĐƯỢC TỪ JEFF BEZOS - người sáng lập Amazon

NHỮNG ĐIỀU HỌC ĐƯỢC TỪ JEFF BEZOS - người sáng lập Amazon

06/04/2024
Japan Life & Cosmetic

Từ ngày khởi nghiệp kinh doanh online, tôi đã thấm thía từng chương trong cuốn sách viết về 77 Triết lý kinh doanh của người sáng lập Amazon Jeff Bezos. Nếu bạn vẫn đang loay hoay không hiểu mình có đang lãng phí thời gian mỗi ngày thì hãy thử dành ra 10 phút đồng hồ để ngẫm xem nhé. Tôi đã đọc hết cuốn sách, và tổng hợp ra đây giúp bạn ! 

 

Quyết đoán - Kiên trì bền bỉ - Nhận thức về Sứ mệnh của mình 


1. Nếu không dám dấn thân, nhất định bạn sẽ hối hận.

Có lúc nào bạn nghĩ rằng bạn đã chán ngán cái công việc văn phòng và liên tục tự hỏi rằng “sao tôi lại ngồi ở đây” (lẽ ra tôi phải ở trên mây mới đúng chứ 😃). Và bạn lo lắng bất an khi nghe công ty phổ biến ban hành các chính sách chế độ nghỉ hưu (nghe kiểu mình sắp già đến nơi rồi á =)) )

Đến năm 70 tuổi và nhớ về năm 30 tuổi, mình sẽ hối tiếc vì đã đánh mất một khoản tiền lương đáng kể ? Chắc chắn là không !
Nhưng nếu không bắt tay vào những dự định của mình (chẳng hạn như start up hay kinh doanh một thứ gì đó đang rất thời thượng thì mình sẽ hối hận chứ ?! Có !

2. Điều quan trọng nhất là hãy cứ thử bắt tay vào làm. Nếu bạn vượt qua ngọn đồi nhỏ đầu tiên, khi lên đến đỉnh bạn sẽ nhìn thấy ngọn đồi tiếp theo.

3. Cơ hội sẽ xuất hiện

Ý tưởng ban đầu của tôi mang những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của Nhật Bản về Việt Nam. Thực ra đây là ý tưởng không mới mẻ gì. Nhiều người cũng đang thực hiện nó. Nhưng thị trường hỗn loạn, lộn xộn, đến nỗi người tiêu dùng không biết đồ nào là thật, đồ nào là giả. Khi niềm tin đã bị đánh mất thì người ta chỉ tin và m.u.a h.à . n . g những ai họ thực sự tin tưởng.

4. Không cần lập kế hoạch quá tỉ mỉ chi tiết - thời đại của internet mọi thứ biến đổi nhanh đến chóng mặt. Bám theo quy trình PDCA (Plan - Do - Check - Action) để có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch theo tình hình thực tế khi gặp vấn đề phát sinh nhưng vẫn hành động xoay quanh mục tiêu đã đề ra.

5. Nhận thức về SỨ MỆNH lớn hơn MỤC TIÊU của một business mà bạn đang thực hiện.
Morita Akio - người sáng lập ra Sony - ông không dừng lại ở các sản phẩm của Sony mà ông mang trong mình nhận thức về một sứ mệnh lớn, đó là muốn cả thế biết rằng sản phẩm của Nhật Bản là những sản phẩm có chất lượng cao.
Cho dù làm gì ở đâu thì cũng nên định hình cho mình một Idol để bản thân ngưỡng mộ và học hỏi theo. Đây là cũng là kim chỉ nam cho bản thân mình khi bắt tay vào công việc kinh doanh hiện tại.

Trọng tâm của kinh doanh chính là  💓KHÁCH HÀNG💚


6. Khách hàng biết đến bạn thông qua người quen, bạn bè giới thiệu

Không hẳn là bỏ thật nhiều tiền vào quảng cáo thì sẽ có nhiều khách hàng biết đến bạn. Những lời truyền miệng của khách hàng chính là kênh truyền thông hiệu quả nhất cho sản phẩm và dịch vụ của bạn mà bạn đang cung cấp. Chất lượng và tốc độ của dịch vụ chính là thứ quyết định tăng trưởng.

7. Tìm ra lý do gốc rễ đằng sau ý kiến khách hàng
Luôn tự đặt ra các câu hỏi : sai ở đâu, cách cải thiện như thế nào ?

8. Khách hàng sẽ ưa chuộng sản phẩm và dịch vụ nếu có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Động cơ vì sao khách hàng lại thích mua hàng trên mạng ? Từ nửa sau thế kỷ 20, có một lý thuyết được nhắc đến nhiều, đó là “tài sản quan trọng nhất của con người là thời gian.” Cứ thử mua sắm trên Amazon đi, bạn sẽ hiểu điều này!

9. Cho dù là kinh doanh mặt hàng hay dịch vụ gì thì TÂM HỒN và CÁCH SỐNG luôn được coi trọng. Đối xử tốt với khách hàng sẽ đáng trân trọng hơn là tự hào về một cái đầu thông minh. Nếu quên đi lòng tốt và chạy theo tài năng thì sẽ không thể phát triển bền vững được. —> Cái TÂM trong k.i.n.h d.o.a.n.h rất quan trọng

10. Xây dựng thương hiệu dựa trên các yếu tố tuyệt đối không thay đổi

Tạo ra chiến lược dựa vào những yếu tố tuyệt đối không thay đổi. Có 3 thứ không thay đổi đó là : “lựa chọn đa dạng”, “giá cả hợp lý”, “cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh chóng”

11. Ở thế giới cũ, 30% thời gian sẽ dành cho dịch vụ và 70% dành cho truyền thông. Tuy nhiên tỉ lệ này lại đảo ngược ở thế giới mới.

Khi khách hàng hài lòng với dịch vụ mà bạn đang cung cấp, họ không nhắn tin để khen bạn hay (hoặc 1 số ít người) viết đánh giá lên google. Nhưng họ sẽ kể cho người quen, bạn bè của họ rằng họ hài lòng. Dịch vụ tốt sẽ tự nhiên truyền từ khách hàng này đến khách hàng khác.

12. Dịch vụ tốt là dịch vụ giữ được lời hứa với khách hàng.

Dịch vụ dù xuất sắc đến đâu cũng vẫn là điều đương nhiên trong mắt khách hàng và họ sẽ đòi hỏi mức độ cao hơn nữa. Ngày càng nhiều đối thủ sẽ xuất hiện và bắt chước cách làm của bạn, cho nên nếu không nỗ lực cải thiện hàng ngày thì dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ trở nên lỗi thời - giảm giá trị, khiến khách hàng dần sẽ bỏ đi. Kể cả mở một nhà hàng nếu menu không liện tục cập nhật cải tiến sẽ tạo sự nhàm chán cho khách hàng.

13. Toàn bộ nhân viên bắt buộc phải làm tốt nghiệp vụ chăm sóc khách hàng

14. Nếu khiến khách hàng thất vọng thì thương hiệu sẽ bị hạ thấp

15. Đối tượng cần chú ý trong khi vận hành business của bạn là Khách hàng, chứ không phải là đối thủ cạnh tranh. Biện pháp tốt nhất chính là mở rộng dịch vụ khách hàng, tham khảo phương hướng hành động của đối thủ nhưng không bị nó làm cho rối loạn. Tốt nhất là dồn toàn tâm toàn ý cho những thứ sẽ đạt được, những thứ làm cho khách hàng háo hức hơn.

 

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay