Trà đạo Nhật Bản - Trang 2

Trà đạo Nhật Bản

Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, ngày Lễ bé trai Kodomo No Hi

Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, ngày Lễ bé trai Kodomo No Hi

Thứ Bảy, 07/05/2022
Japan Life & Cosmetic

  Ngày 5/5 ở Nhật ngoài ngày là ngày lễ của các bé trai - Kodomo No Hi, cũng đồng thời là ngày tết Đoan Ngọ (端午の節句), giống ngày tết Đoan Ngọ theo lịch âm ở VN mình vậy đó.  Vào ngày tết Đoan Ngọ người Nhật có tục lệ ngâm bồn tắm với lá Shobu (菖蒲 しょうぶ- lá Thủy xương bồ, lá của cây hoa Iris), ở vùng Kanto thì thường ăn bánh Kashiwa Mochi (柏餅), ở vùng Kansai thì người ta thường ăn bánh Chimaki (ちまき).   Món ăn đặc trưng trong ngày Kodomo No Hi   Có một sự liên quan chặt chẽ về lý do tại sao vào ngày Kodomo No Hi lại có tục lệ ngâm bồn tắm với lá Thủy xương bồ. Tết Đoan Ngọ, vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, là ngày làm lễ trừ tà, xua đuổi tà mà đầu tháng. Dưới thời Trung Quốc cổ đại ngày xưa, tháng 5 bắt đầu một mùa mưa, kéo theo nhiều đau ốm bệnh tật và thiên tai thảm họa do mưa bão gây ra. Người ta tin rằng mùi thơm mạnh có trên lá Shobu sẽ giúp xua đuổi những vận rủi, tà khí. Lá Shobu không chỉ được dùng để ngâm bồn tắm mà còn dùng để ngâm rượu để uống.  Ngâm bồn tắm với lá Shobu giúp cơ thể sảng khoái dễ chịu, vừa có tác dụng trừ tà khí   Tục lệ dùng lá Shobu để ngâm bồn tắm vào ngày tết Đoan Ngọ được  lan truyền đến Nhật Bản, vào thời Heian平安時代, lễ hội tết Đoan Ngọ chỉ được tổ chức trong cung điện và được xem như là một lễ hội của giới quý tộc vua chúa. Trong buổi lễ hội người ta thường gắn lá shobu có mùi thơm mạnh lên người hoặc cuộn tròn lá làm vật trang trí.  Từ thời Mạc phủ Kamakura đến thời Edo tết Đoan Ngọ được xem là lễ hội của các bé trai. Đây là thời kỳ xã hội võ sĩ đạo nên sự thắng thua, chủ nghĩa quân sự được đề cao, nên Shobu 菖蒲 - cách đọc giống với 勝負 (thắng thua) hoặc 尚武 được dùng để cầu chúc cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, tráng kiện. Phong tục này được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Ngâm bồn tắm bằng lá Shobu giúp khí huyết lưu thông, làm cơ thể thư giãn, giảm mỏi vai, đau lưng, không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe mà còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi vận rủi, cầu chúc cho cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh.     Koi Nobori -biểu tượng cá chép bay lên trời trong ngày lễ hội bé trai ở Nhật    Liên hệ so sánh với ngày tết Đoan Ngọ ở VN mình tương tự như vậy. Nếu như ở miền Bắc ngày tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là ngày Diệt Sâu người ta thường ăn hoa quả và bánh trôi nước thì miền Trung và miền Nam thường ăn bánh ú tro, thịt vịt và hoa quả.   Bánh chimaki ちまき theo kiểu Trung Quốc  người Nhật thường ăn vào ngày tết Đoan Ngọ    Bánh Kashiwa Mochi     Ở miền Trung quê mình còn có tập tục vào ngày Mùng Năm (5/5) cắt các loại cây cỏ mọc ở bờ bụi đem phơi và nấu nước trà uống quanh năm. Cây cỏ hoa lá vào ngày này cũng được xem là “có vị thuốc” tốt cho sức khỏe. Lúc mình còn nhỏ cũng được ba mẹ xỏ lỗ tai vào ngày mùng 5 tháng 5. Tết Đoan Ngọ được xem là “Ngày lành tháng tốt” để làm mọi thứ vì có trời đất phù hộ, nâng đỡ !   Bánh ú tro ちまき kiểu Nhật, chấm kèm bột đậu nành kinako きな粉 

Đọc tiếp
Lễ hội Kanamara かなまら祭り

Lễ hội Kanamara かなまら祭り

Thứ Hai, 21/03/2022
Japan Life & Cosmetic

  Nhật Bản là đất nước của Thần đạo. Mọi thứ gắn liền với đời sống  của con người ngay cả đến hòn đá, cỏ cây cũng đều có linh hồn. Và có những lễ hội rất độc đáo, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là người nước ngoài đến tham gia.  Kanamara Festival là lễ hội mùa xuân độc đáo của thành phố Kawasaki - tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, được tổ chức hằng năm vào tháng 4 tại đền Kim Sơn (Kanayama - 金山神社) - thuộc thành phố Kawasaki, với ý nghĩa là cầu chúc cho cuộc sống thịnh vượng, con đàn cháu đống, vợ chồng hòa hợp yên vui, làm ăn phát đạt. Nghe sơ sơ cái ý nghĩa thôi cũng thấy đây là một nền văn hóa đẹp và rất đậm chất phương Đông rồi cả nhà nhỉ. Nếu ai đã từng ra thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội cũng sẽ thấy có một không gian trưng bày Văn hóa phồn thực của người Chăm ngày xưa, cũng mang ý nghĩa tương tự như lễ hội Kanamara của Nhật Bản. Từ năm 2018, lần đầu tiên ấn triện này được phát hành. Nhưng để được nhận phải xếp hàng mất 8 tiếng :D, có người còn về tay không ^^     Những người tham gia lễ hội Kanamara không chỉ là những cặp vợ chồng đang cầu có con cái, mà còn có rất đông du khách, kể cả người nước ngoài, không phân biệt giới tính, độ tuổi, mỗi năm có khoảng hơn 30.000 người cùng tham gia rước linh vật và diễu hành quanh các đường phố.      Rước kiệu công chúa Elizabeth =))   Trước kia thành phố Kawasaki có một lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 4, gọi là “Lễ hội mặt đất - 地べた祭”. Đây là lễ hội mọi người cùng nhau ngồi trên mặt đất ăn uống với nhau vào mùa măng mọc. Người ta tin rằng vào mùa xuân khi măng đang bật mầm trong lòng đất, sức sống mạnh mẽ của những búp măng sẽ ngấm vào cơ thể, giúp cho con người cũng khỏe mạnh cường tráng như măng. “Lễ hội mặt đất” cũng được cho là khởi nguyên của lễ hội Kanamara.  Điểm nhấn của lễ hội Kanamara là cuộc diễn hành bắt đầu từ lúc 12h trưa. Tại đây sẽ có 3 chiếc kiệu rước linh vật - hình dạng mô phỏng chiếc vũ khí của nam giới  - được diễn hành qua các con phố và đưa vào đền.      Chiếc kiệu đầu tiên là bức tượng mô phỏng vũ khí của nam giới - được sơn màu đen - có tên là Kanamara Funa Mikoshi かなまら舟神輿     Tiếp đến là bức tượng được sơn màu hồng, cũng là hình dáng được mô phỏng, có tên là Elizabeth Mikoshi. Ban đầu là tượng được Câu lạc bộ phụ nữ ở Tokyo - Hội quán Elizabeth mang tặng, thời đó  chỉ những thành viên của hội quán Elizabeth mới được khiêng kiệu. Ngày nay thì việc khiêng kiệu rước linh vật màu hồng này được đảm nhận bởi các thành viên của địa phương, nhưng trong lễ hội, người nữ sẽ mặc trang phục nam, còn người nam thì mặc trang phục và trang điểm như nữ.      Kiệu rước thứ 3 là bức tượng bằng gỗ, nhỏ hơn và cổ nhất trong 3 bức tượng.    Có nhiều loại kẹo bánh và quà lưu niệm cũng mô phỏng hình dạng vũ khí của nam giới được bày bán ở lễ hội. Nếu có dịp tham gia lễ hội, chắc là nhất định sẽ mua :D      Từ nhà ga này đi bộ chỉ 1 phút là đến nơi tổ chức lễ hội.  Hai năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lễ hội không còn được tổ chức đông người như trước kia nữa, chỉ có những người phụ trách lễ hội và một số ít người liên quan. Dự kiến năm nay lễ hội sẽ được tổ chức bằng hình thức online :(  

Đọc tiếp
Phép màu

Phép màu

Thứ Bảy, 29/01/2022
Japan Life & Cosmetic

Tôi của ngày hôm nay là kết quả của những suy nghĩ, những nỗ lực của ngày hôm qua. Mỗi sáng tôi thức dậy.. Tôi cảm ơn vì tôi vẫn được sống thêm một ngày trên cõi đời này. Khi tâm của tôi đã bắt đầu thức tỉnh, tôi cảm ơn ý thức ngày hôm nay vẫn giúp tôi có thể suy nghĩ. Tôi cảm ơn trái tim của tôi vẫn đập khỏe mạnh, tôi cảm ơn bầu không khí vẫn tiếp tục cho tôi nguồn oxy để hít thở. Tôi cảm ơn tiếng chim hót ngoài hiên đã cho tôi một buổi sáng bình yên. Cảm ơn những người thân vẫn hiện diện trong cuộc sống của tôi. Cảm ơn những mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, hobby Tôi bắt đầu ngày hôm nay - một ngày hạnh phúc - bình yên - trọn vẹn Tôi rà soát lại những hạt giống trong tâm hồn mình Hạt giống nào tạo ra sức khỏe Hạt giống nào tạo ra niềm vui Hạt giống nào tạo ra tiền bạc Tôi sẽ tiếp tục gieo hạt, ươm mầm Hạt giống tạo ra phiền muộn Hạt giống tạo ra những tổn hại về sức khỏe, tinh thần … thì tôi đào thải nó đi. … Tôi thanh lọc tâm - giữ lại những hạt giống tốt !   Tết về đến bên hiên nhà rồi !

Đọc tiếp
Vì sao đồng 5 yên Nhật dc gọi là may mắn ?

Vì sao đồng 5 yên Nhật dc gọi là may mắn ?

Thứ Bảy, 29/01/2022
Japan Life & Cosmetic

Năm mới 2022 đang cận kề bên thềm rồi các bạn ạ. Năm nay là năm Nhâm Dần - nên sẽ có đồng 5 yên may mắn với cụ Hổ cười toe toét siêu kute 😍 Đồng 5 yên còn mới tinh chưa đem ra lưu thông trên thị trường nên có màu vàng lấp lánh rất đẹp. Người Nhật quan niệm đồng 5 yên là đồng tiền may mắn, nên vào năm mới người Nhật thường tặng nhau những món quà nhỏ xinh  gắn liền với đồng 5 yên như là một chiếc bùa may mắn Omamori.      Vì sao đồng 5 yên Nhật dc gọi là may mắn ? Văn hóa Nhật càng tìm hiểu càng thấy hay và thi vị. Trong tiếng Nhật đồng 5 yên đọc là Go - En (ごえん). Go (ご) thể hiện sự kính trọng, tôn quý, En (えん、縁:DUYÊN) : nghĩa là có duyên, là một mối quan hệ  bền vững, có một sợi dây liên kết vô hình giữa 2 người với nhau.  Người Nhật tặng nhau đồng 5 yên vào dịp năm mới để cầu chúc cho đối phương sẽ gặp được điều may mắn, có những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững hơn.  Những người trẻ ở Nhật khi được nhận tháng lương đầu tiên trong đời sẽ cất lại vào ví một đồng 5 yên cho riêng mình, như là một cách để tự chúc mình luôn suôn sẻ hanh thông trong công việc.  Tại sao đồng yên lại có 1 lỗ rỗng ở giữa?      Đồng 5 yên không đục lỗ được phát hành từ năm 1948 ~ 1949. Sau đó thì được đúc có đục lỗ lần đầu tiên là vào năm 1949, đây cũng là thời kỳ nước Nhật đang trong Chiến tranh lạnh (1945 - 1989) . Và cũng trong thời gian này chính quyền Nhật bắt đầu đứng lên từ đống tro tàn sau khi bị đế quốc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima và Nagasaki, để tiết kiệm nguyên liệu và tránh lạm phát nên người Nhật mới đúc khuyết một lỗ để tiết kiệm và cũng là để nhắc nhở bản thân mình phải luôn luôn cố gắng đứng lên hướng về phía trước. Và một điểm thú vị nữa là tại sao lại đúc một lỗ tròn mà không phải là một hình bất kì, lý do là vì nước Nhật còn có cái tên khác: Đất nước mặt trời mọc, lỗ tròn chính là biểu tượng hình tròn đỏ trên quốc kỳ của Nhật Bản. Người Nhật cũng tin rằng "lỗ tròn cũng là một cái nhìn thông suốt về tương lai."      Đồng yên không đục lỗ giai đoạn 1948 ~ 1949 (Nguồn ảnh: Wikipedia)                       Đồng yên đục lỗ từ năm 1949 ~ (Nguồn ảnh: Wikipedia)   Người Nhật rất ưu ái số 5. Chắc có lẽ vì lý do đó mà đồng 5 yên cũng có rất nhiều điểm bất ngờ thú vị khác nữa.  Đồng 5 yên được đúc bằng thau và kẽm có đường kính 22mm, nặng 3,75gram, dày 1,5mm (tiết kiệm 0,25gr nguyên liệu so với đồng tiền phát hành năm 1948). Từ sau trận động đất tháng 11/ 1999 ở Toukaimura - tỉnh Ibaraki, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng chất liệu của đồng 5 yên còn có thể sử dụng ước lượng để đo nồng độ Neutron bị phát tán xung quanh bằng cách đo tỉ lệ đồng và kẽm trong nó. Đặc biệt, đồng 5 yên của Nhật là đồng tiền duy nhất trên thế giới không dùng số và chữ cái latinh để thể hiện mà hoàn toàn được in bằng chữ Hán.  Trong tín ngưỡng văn hóa phương đông nói chung và của người Nhật nói riêng, số 5 mang tính cân bằng, liên kết với vòng tuần hoàn gồm năm nguyên tố kim - mộc - thủy - hỏa - thổ. Một đất nước hội tụ tất cả những liên kết này sẽ là một đất nước thịnh vượng, phát triển mạnh mẽ không ngừng. Người Nhật đặc biệt ưu ái đối với số 5, ngay cả trong ẩm thực người Nhật cũng chế biến theo thực đơn 5 màu, 5 vị.     Người Nhật đã rất tinh tế khi thể hiện bản sắc văn hóa vốn có của quốc gia họ ngay trên đồng tiền 5 yên. Bông lúa chính là đại diện cho ngành nông nghiệp lúa nước vốn là xuất thân của nền kinh tế Nhật xưa kia, dưới bông lúa là dòng nước uốn quanh thể hiện vị trí địa lý 4 mặt là biển, cũng là đại diện một nền kinh tế thủy hải sản lâu đời.     Nếu nhìn kĩ chúng ta sẽ thấy xung quanh lỗ rỗng ở giữa đồng tiền là một vòng bánh răng, đây là nét tượng trưng cho ngành công nghiệp vốn là ngành trọng tâm của Nhật bản, bánh răng ở đây còn được ngụ ý như bánh xe luân hồi, tiền thân của Phật giáo cũng chính là tiền thân của Shinto Thần đạo, tôn giáo chính của người Nhật. Mặt sau đồng tiền còn có hình hạt đang nảy mầm, chính hạt mầm sẽ nảy nở và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng của nước Nhật.

Đọc tiếp
The Collagen Shiseido - Khơi dậy vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong bạn

The Collagen Shiseido - Khơi dậy vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong bạn

Thứ Ba, 07/12/2021
Japan Life & Cosmetic

  Từ sau 25 tuổi, lượng collagen có sẵn trong cơ thể sẽ dần mất đi, khiến cho tốc độ lão hóa và oxy hóa trong cơ thể diễn ra nhanh chóng. Những năm đầu sau 25 tuổi các biểu hiện lão hóa thường chưa rõ rệt nên nhiều chị em thường không để ý.     Bỗng một ngày đẹp trời khi bước sang tuổi 30 bỗng thấy da dẻ khô nhăn, khóe mắt khóe miệng xuất hiện những vết chân chim, vùng má, cổ có những đốm nám, sạm … Đó chính là lão hóa ra bên ngoài làn da !! The Shiseido(サー・資生堂)- một thương hiệu thực phẩm chức năng làm đẹp có chứa các thành phần làm đẹp đã được cấp bằng sáng chế (Số hiệu 4917180 : bằng sáng chế thực phẩm chức năng có thành phần làm đẹp được kết hợp từ quả Nam Việt Quất (Vaccinium vitis - idaea) và quả me rừng (hay chùm ruột núi) .     The Shiseido Collagen không chỉ cung cấp Collagen mà còn khơi dậy và bừng sáng vẻ đẹp tiềm ẩn trong bạn.   Thành phần chính trong các sản phẩm Collagen của The Shiseido được chiết xuất từ quả Nam Việt Quất (Vaccinium vitis-idaea) và Me rừng (hay chùm ruột núi) dồi dào vitamin, khoáng chất và Polyphenol. 8 thành phần hỗ trợ làm đẹp gồm Collagen trọng lượng phân tử thấp, axit hyaluronic, ceramide, Vitamin C … sẽ thẩm thấu hằng ngày vào làn da, mang lại cho chị em làn căng tràn mịn màng của tuổi thanh xuân  Đặc biệt là thành phần chiết xuất từ hạt quả dâu tây - giúp duy trì mãi nét đẹp thanh xuân cho chị em phụ nữ     Chiết xuất từ quả cam ngọt Ôn Châu - đây là thành phần thiết yếu cho việc duy trì làn da mịn màng tươi trẻ. Trong quả cam, quýt có rất nhiều các thành phần tốt cho da dẻ, vậy nên chúng ta hãy ăn uống thật nhiều cam quýt và chế phẩm từ loại quả này nhé !           👉β-Cryptoxanthin        👉Hesperidin         👉Limonin        👉Vitamin C      Hãy cùng Japan Life & Cosmetis điểm danh các dòng collagen - đồ uống làm đẹp của Shiseido nhé.    💚The Collagen Shiseido dạng viên uống - Hộp 126 viên Đây là sản phẩm hỗ trợ làm đẹp dạng viên uống. Được đóng gói trong lọ 126 viên. Mỗi ngày uống 6 viên để cung cấp đủ hàm lượng collagen và các vitamin cần thiết cho cơ thể.   💚 The Shiseido dạng nước : các vitamin, khoáng chất và thành phần hỗ trợ làm đẹp được bào chế và hòa tan ở dạng nước nên sẽ giúp cơ thể dễ dàng thẩm thấu và hấp thu nhanh hơn, nhanh nhìn thấy hiệu quả hơn. Thông thường một liệu trình là 30 lọ - tương ứng với 3 hộp. Nếu có điều kiện, chị em nên duy trì uống thường xuyên và liên tục.      💚The Collagen EXR với 11 thành phần làm đẹp da đậm đặc, chiết xuất thành phần nhiều gấp đôi so với các dòng collagen khác của hãng.   Dạng viên uống của dòng The Colagen EXR 💚The Collagen dạng bột : thành phần trong mỗi 5000mg collagen trọng lượng phân tử thấp chứa thành phần tương tự như collagen dạng nước và viên, 7 loại vitamin và khoáng chất. Chị em có thể thoải mái sáng tạo cho menu bữa sáng để cân bằng dinh dưỡng cho làn da mỗi ngày.     Sau đây là một vài gợi ý chế biến vài món đơn giản, gọn nhẹ cùng bột collagen cho bữa ăn hàng ngày của bạn.  1. Bánh mỳ nướng táo (アップルパイ風トースト)     2. Miscal kiểu Hàn Quốc (美容ドリンクミスカル風)- Mix các loại hạt, bột ngũ cốc cùng với mật ong và sữa. Đây là món đồ uống giàu dinh dưỡng, khoáng chất, thêm 1 thìa collagen nữa lại thêm cả công dụng làm đẹp !      3. Súp sữa đậu nành rau bina (ほうれん草の豆乳スープ)     4. Cơm trộn cá ngừ và quả bơ (ツナアボ丼)  

Đọc tiếp
Ý nghĩa của đĩa muối được đặt ở cửa ra vào tại các nhà hàng Nhật

Ý nghĩa của đĩa muối được đặt ở cửa ra vào tại các nhà hàng Nhật

Thứ Sáu, 03/12/2021
Japan Life & Cosmetic

  Hôm trước mình có đọc 1 bài viết trên internet giải thích về nguồn gốc ý nghĩa của đĩa muối (盛り塩) thường hay được đặt trước cửa các nhà hàng Nhật.  Bài viết giải thích như thế này :  "Vật này bao hàm ý nghĩa đây là nơi Thần linh hạ phàm. Như các bạn cũng biết, người Nhật có lượng từ để đếm số rất phức tạp. Nếu khi đếm người, người Nhật dùng 一人 (hitori, 1 người), 二人 (Futari, 2 người) thì khi đếm Thần, người Nhật nói 一柱 (Icchuu, 1 trụ), 二柱 (nichuu, 2 trụ). Người Nhật quan niệm Thần linh chống đỡ thế gian nên dùng hệ đếm "trụ". Vì vậy nơi Thần hạ phàm cũng phải có hình chóp trụ, thêm nữa là một chóp trụ bằng muối để tẩy uế.” (Nguồn :Japo)   Đây cũng là một cách lý giải. Thử Google thì ra một bài giải thích rất thú vị, hơi có phần phản biện lại cách lý giải bên trên. Share lại đây mọi người cùng đọc cho vui nhé :)       Muối không phải dùng để tẩy uế, mà đằng sau là một câu chuyện về chiến lược cưa nhau của nam nữ thời xưa :)   Ở ngay cửa ra vào của các cửa hàng ăn uống ở Nhật chúng ta thường hay nhìn thấy một đĩa muối hình chóp trụ - trong tiếng Nhật gọi là Mori jio (盛り塩). Nhiều người hay hiểu nhầm việc để đĩa muối đó là để tẩy uế, trừ tà, nhưng thực tế không phải như vậy. Mục đích là để “mời chào khách hàng đến quán”. Nguồn gốc của Mori jio bắt nguồn từ một câu chuyện cách đây 2200 năm về trước.     Nhân vật liên quan đến nguồn gốc của Mori jio là Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc cách đây 2200 năm.      Tần Thủy Hoàng có đến 3000 phi tần là những phụ nữ sống ở Hàm Dương. Lúc có thời gian rảnh rỗi ông thường cưỡi xe bò kéo đến nhà những phụ nữ này.      Những người phụ nữ tìm mọi cách PR cho mình thật nổi bật như ăn mặc thật lộng lẫy, xinh đẹp, đánh đàn, ca hát để Tần Thủy Hoàng ghé nhà mình :)     Và cũng có những cô không được xinh đẹp lắm thì tất nhiên chẳng mấy khi được Tần Thủy Hoàng ghé thăm :). Cho nên cô này đã nghĩ ra một kế đó là cô bí mật đặt một đĩa muối ngay trước cửa nhà mình.     Quả nhiên, theo đúng như ý đồ của cô gái, Tần Thủy Hoàng đã đến nhà cô gái này.        Bị nhử đến đĩa muối không phải là Tần Thủy Hoàng mà là con bò !   Thực ra, bị hấp dẫn bởi đĩa muối của cô gái không phải là Tần Thủy Hoàng mà là con bò đang kéo xe của Tần Thủy Hoàng.  Bò là động vật rất thích muối nên khi nhìn thấy đĩa muối ngay trước nhà cô gái, con bò đã rất sung sướng và ghé lại ;);)     Con bò cứ mải mê liếm dĩa muối nên không chịu đi tiếp mà cứ đứng ì trước nhà cô gái, Tần Thủy Hoàng không còn cách nào khác đành phải ghé vào nhà cô gái :D    💁Cái này gọi là Nhan sắc có hạn nhưng thủ đoạn vô biên thì trăm trận trăm thắng đó mà :D  Giai thoại này đã lan truyền khắp Trung Quốc, cứ để đĩa muối trước nhà thì Tần Thủy Hoàng sẽ đến, và dần dần ở các cửa hàng cũng theo phong tục này : cứ để đĩa muối trước cửa thì khách hàng sẽ đến.     Vào thời đại Nara, phong tục này được du nhập vào Nhật Bản, các cửa hàng ở Nhật cũng để một đĩa muối ngay trước cửa để mời chào khách đến cửa hàng của mình.  Cho dù là đất nước nào hay thời đại nào thì con người cũng luôn cầu mong cho việc buôn bán phát đạt, thịnh vượng, nên phong tục này có lẽ vẫn sẽ còn mãi về sau. Tôi thậm chí cũng không còn nghĩ đến mối liên quan giữa đĩa muối và Tần Thủy Hoàng nữa.  

Đọc tiếp
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay