Lễ hội Kanamara かなまら祭り

Lễ hội Kanamara かなまら祭り

21/03/2022
Japan Life & Cosmetic

 

Nhật Bản là đất nước của Thần đạo. Mọi thứ gắn liền với đời sống  của con người ngay cả đến hòn đá, cỏ cây cũng đều có linh hồn. Và có những lễ hội rất độc đáo, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là người nước ngoài đến tham gia. 

Kanamara Festival là lễ hội mùa xuân độc đáo của thành phố Kawasaki - tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, được tổ chức hằng năm vào tháng 4 tại đền Kim Sơn (Kanayama - 金山神社) - thuộc thành phố Kawasaki, với ý nghĩa là cầu chúc cho cuộc sống thịnh vượng, con đàn cháu đống, vợ chồng hòa hợp yên vui, làm ăn phát đạt. Nghe sơ sơ cái ý nghĩa thôi cũng thấy đây là một nền văn hóa đẹp và rất đậm chất phương Đông rồi cả nhà nhỉ. Nếu ai đã từng ra thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội cũng sẽ thấy có một không gian trưng bày Văn hóa phồn thực của người Chăm ngày xưa, cũng mang ý nghĩa tương tự như lễ hội Kanamara của Nhật Bản.

Từ năm 2018, lần đầu tiên ấn triện này được phát hành. Nhưng để được nhận phải xếp hàng mất 8 tiếng :D, có người còn về tay không ^^

 

 

Những người tham gia lễ hội Kanamara không chỉ là những cặp vợ chồng đang cầu có con cái, mà còn có rất đông du khách, kể cả người nước ngoài, không phân biệt giới tính, độ tuổi, mỗi năm có khoảng hơn 30.000 người cùng tham gia rước linh vật và diễu hành quanh các đường phố. 

 

 

Rước kiệu công chúa Elizabeth =))

 

Trước kia thành phố Kawasaki có một lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 4, gọi là “Lễ hội mặt đất - 地べた祭”. Đây là lễ hội mọi người cùng nhau ngồi trên mặt đất ăn uống với nhau vào mùa măng mọc. Người ta tin rằng vào mùa xuân khi măng đang bật mầm trong lòng đất, sức sống mạnh mẽ của những búp măng sẽ ngấm vào cơ thể, giúp cho con người cũng khỏe mạnh cường tráng như măng. “Lễ hội mặt đất” cũng được cho là khởi nguyên của lễ hội Kanamara. 

Điểm nhấn của lễ hội Kanamara là cuộc diễn hành bắt đầu từ lúc 12h trưa. Tại đây sẽ có 3 chiếc kiệu rước linh vật - hình dạng mô phỏng chiếc vũ khí của nam giới  - được diễn hành qua các con phố và đưa vào đền. 

 

 

Chiếc kiệu đầu tiên là bức tượng mô phỏng vũ khí của nam giới - được sơn màu đen - có tên là Kanamara Funa Mikoshi かなまら舟神輿    

Tiếp đến là bức tượng được sơn màu hồng, cũng là hình dáng được mô phỏng, có tên là Elizabeth Mikoshi. Ban đầu là tượng được Câu lạc bộ phụ nữ ở Tokyo - Hội quán Elizabeth mang tặng, thời đó  chỉ những thành viên của hội quán Elizabeth mới được khiêng kiệu. Ngày nay thì việc khiêng kiệu rước linh vật màu hồng này được đảm nhận bởi các thành viên của địa phương, nhưng trong lễ hội, người nữ sẽ mặc trang phục nam, còn người nam thì mặc trang phục và trang điểm như nữ. 

 

 

Kiệu rước thứ 3 là bức tượng bằng gỗ, nhỏ hơn và cổ nhất trong 3 bức tượng. 

 

Có nhiều loại kẹo bánh và quà lưu niệm cũng mô phỏng hình dạng vũ khí của nam giới được bày bán ở lễ hội. Nếu có dịp tham gia lễ hội, chắc là nhất định sẽ mua :D 

 

 

Từ nhà ga này đi bộ chỉ 1 phút là đến nơi tổ chức lễ hội. 

Hai năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lễ hội không còn được tổ chức đông người như trước kia nữa, chỉ có những người phụ trách lễ hội và một số ít người liên quan. Dự kiến năm nay lễ hội sẽ được tổ chức bằng hình thức online :(

 

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay