Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, ngày Lễ bé trai Kodomo No Hi

Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, ngày Lễ bé trai Kodomo No Hi

07/05/2022
Japan Life & Cosmetic

 

Ngày 5/5 ở Nhật ngoài ngày là ngày lễ của các bé trai - Kodomo No Hi, cũng đồng thời là ngày tết Đoan Ngọ (端午の節句), giống ngày tết Đoan Ngọ theo lịch âm ở VN mình vậy đó.  Vào ngày tết Đoan Ngọ người Nhật có tục lệ ngâm bồn tắm với lá Shobu (菖蒲 しょうぶ- lá Thủy xương bồ, lá của cây hoa Iris), ở vùng Kanto thì thường ăn bánh Kashiwa Mochi (柏餅), ở vùng Kansai thì người ta thường ăn bánh Chimaki (ちまき).

 

Món ăn đặc trưng trong ngày Kodomo No Hi

 

Có một sự liên quan chặt chẽ về lý do tại sao vào ngày Kodomo No Hi lại có tục lệ ngâm bồn tắm với lá Thủy xương bồ. Tết Đoan Ngọ, vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, là ngày làm lễ trừ tà, xua đuổi tà mà đầu tháng. Dưới thời Trung Quốc cổ đại ngày xưa, tháng 5 bắt đầu một mùa mưa, kéo theo nhiều đau ốm bệnh tật và thiên tai thảm họa do mưa bão gây ra. Người ta tin rằng mùi thơm mạnh có trên lá Shobu sẽ giúp xua đuổi những vận rủi, tà khí. Lá Shobu không chỉ được dùng để ngâm bồn tắm mà còn dùng để ngâm rượu để uống. 

Ngâm bồn tắm với lá Shobu giúp cơ thể sảng khoái dễ chịu, vừa có tác dụng trừ tà khí

 

Tục lệ dùng lá Shobu để ngâm bồn tắm vào ngày tết Đoan Ngọ được  lan truyền đến Nhật Bản, vào thời Heian平安時代, lễ hội tết Đoan Ngọ chỉ được tổ chức trong cung điện và được xem như là một lễ hội của giới quý tộc vua chúa. Trong buổi lễ hội người ta thường gắn lá shobu có mùi thơm mạnh lên người hoặc cuộn tròn lá làm vật trang trí. 

Từ thời Mạc phủ Kamakura đến thời Edo tết Đoan Ngọ được xem là lễ hội của các bé trai. Đây là thời kỳ xã hội võ sĩ đạo nên sự thắng thua, chủ nghĩa quân sự được đề cao, nên Shobu 菖蒲 - cách đọc giống với 勝負 (thắng thua) hoặc 尚武 được dùng để cầu chúc cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, tráng kiện. Phong tục này được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Ngâm bồn tắm bằng lá Shobu giúp khí huyết lưu thông, làm cơ thể thư giãn, giảm mỏi vai, đau lưng, không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe mà còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi vận rủi, cầu chúc cho cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh.  

 

Koi Nobori -biểu tượng cá chép bay lên trời trong ngày lễ hội bé trai ở Nhật 

 

Liên hệ so sánh với ngày tết Đoan Ngọ ở VN mình tương tự như vậy. Nếu như ở miền Bắc ngày tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là ngày Diệt Sâu người ta thường ăn hoa quả và bánh trôi nước thì miền Trung và miền Nam thường ăn bánh ú tro, thịt vịt và hoa quả.

 

Bánh chimaki ちまき theo kiểu Trung Quốc  người Nhật thường ăn vào ngày tết Đoan Ngọ 

 

Bánh Kashiwa Mochi

 

 

Ở miền Trung quê mình còn có tập tục vào ngày Mùng Năm (5/5) cắt các loại cây cỏ mọc ở bờ bụi đem phơi và nấu nước trà uống quanh năm. Cây cỏ hoa lá vào ngày này cũng được xem là “có vị thuốc” tốt cho sức khỏe. Lúc mình còn nhỏ cũng được ba mẹ xỏ lỗ tai vào ngày mùng 5 tháng 5. Tết Đoan Ngọ được xem là “Ngày lành tháng tốt” để làm mọi thứ vì có trời đất phù hộ, nâng đỡ !

 

Bánh ú tro ちまき kiểu Nhật, chấm kèm bột đậu nành kinako きな粉 

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay