NHỮNG CÁI GỌI LÀ “MỤC TIÊU” THÌ KHÔNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI CON N

Những cái gọi là "Mục tiêu" thì không cần thiết đối với cuộc đời con người.

17/10/2022
Japan Life & Cosmetic

 

Điểm thứ 2 mình tâm đắc trong cuốn sách này, đó là : 

NHỮNG CÁI GỌI LÀ “MỤC TIÊU” THÌ KHÔNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI CON NGƯỜI. 

Thực sự thì tiêu đề này ban đầu đã khiến mình phải hát bài hát "Hoang mang" của  Hồ Quỳnh Hương :D

Cái gì mà mục tiêu là không cần thiết ?? Xưa nay ai cũng cần phải đặt ra mục tiêu để mình phấn đấu, không lớn thì nhỏ. Vì cái đầu mục “gây sốc” này nên đã thôi thúc mình đọc tiếp phần sau của cuốn sách. 

 

Phần trước: HÃY THÔI ĐỂ Ý ĐẾN CÁI NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH VÀ NHỮNG LỐI SUY NGHĨ THÔNG THƯỜNG

🎯“Mục tiêu” sẽ làm cho suy nghĩ trở nên tiêu cực. 

Với bản thân mình thì công nhận là hơi đúng :))

 Ở các công ty, cứ đầu mỗi năm tài chính sẽ lập kế hoạch, mục tiêu gọi là “Kế hoạch kinh doanh”, và dựa theo đó sẽ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Ở nước Nhật 80 thậm chí 90% những người lao động (người làm công ăn lương) hầu như ai cũng nghĩ rằng cho dù là cá nhân cũng phải lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân mình từng năm một. Một năm là tính từ ngày đầu năm mới 1/1, và cũng không ít người viết “Mục tiêu của một năm” ở trang đầu tiên của cuốn sổ tay. Lúc còn nhỏ hẳn là cũng có người trong chúng ta viết kế hoạch dự định của mình cho năm mới trong bài tập nghỉ đông đúng không nào. 

Quả thực đúng là mục tiêu là quan trọng.

Tuy nhiên, nếu quá bị trói buộc vào mục tiêu thì sẽ dễ bị rơi vào cảm giác bị cưỡng ép kiểu “không muốn làm nhưng vẫn phải làm”. 

Chẳng hạn như khi viết vào sổ tay mục tiêu của năm nay là một ngày gập bụng 50 lần, khi nhìn thấy điều đó thì sẽ dễ bị cảm giác nghĩa vụ là “hôm nay cũng phải làm”, giả sử nếu có ngày nào mà chưa thể làm được thì lại tự dằn vặt bản thân kiểu “hôm nay mình chưa thể hoàn thành mục tiêu của ngày hôm nay rồi.”

 

KHI ĐỔI “MỤC TIÊU” THÀNH “KỲ VỌNG”  THÌ SẼ CÓ ĐỘNG LỰC HƠN

Chẳng hạn như nếu nói về chuyện của tôi, tôi đang nghĩ lúc nào đó muốn xuất bản mỗi quyển sách 1 triệu bản. Tuy nhiên nếu nói mục tiêu là một triệu bản sẽ dễ bị sinh ra cảm giác nghĩa vụ phải làm, dễ bị mất động lực. 

Bằng cách thay đổi cách nói đó thành “ Tôi kỳ vọng sẽ được 1 triệu bản” thì cảm giác sẽ nhẹ nhõm hơn. 

Với ví dụ về việc luyện tập cơ bụng, không phải đặt mục tiêu là “mỗi ngày gập bụng 50 lần” , mà thử hình dung về trạng thái, cảm xúc của mình khi đạt được mục tiêu chẳng hạn như bạn muốn có một thân hình quyến rũ ở bãi biển nơi mình sẽ đi du lịch, hoặc body chuẩn để mặc một bộ vest ôm sát người.

Như vậy, thay mục tiêu bằng kỳ vọng thì sẽ có động lực “gập bụng mỗi ngày 50 lần”. 

Chỉ bằng việc thay đổi cách gọi thôi nhưng cảm xúc của con người sẽ tăng lên, và thực sự sẽ nhìn thấy rõ ràng được “việc muốn làm” và “việc không muốn làm”. 

TỰ MÌNH LÀM VIỆC NHÀ THÌ SẼ CHỈ ĐẶT RA MỤC TIÊU THU NHẬP  MỖI THÁNG CÙNG LẮM LÀ 50 MAN

Lý do thực sự mà những người thành công không muốn làm việc nhà

Những người thành công thường hay có một từ khóa, câu cửa miệng là “Nếu thu nhập hàng tháng trên 50 man thì hãy thuê người giúp việc”

Lúc còn là một salary man (người làm công ăn lương), khi nghe đến điều này, tôi cũng đã có suy nghĩ rất quyết tâm rằng “lúc nào đó tôi sẽ làm như thế! “, nhưng đến khi đã có thể kiếm được 50 man mỗi tháng tôi cũng chưa thể thuê được người giúp việc nhà. Thế nhưng mà, các công việc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, đổ rác ..hàng ngày cũng chiếm kha khá thời gian hơn tôi nghĩ. Cọ rửa nhà tắm, rửa chén bát, là quần áo, những công việc nhà lặt vặt cũng không ít lần chiếm hết cả ngày nghỉ của tôi. Vì vậy tôi đã thử tìm hiểu về việc này. 

Nếu nhờ qua trung tâm giới thiệu việc làm, có thể thuê 1 giờ với giá khoảng 1000 yên, 2 giờ chỉ tầm khoảng 2000 yên. 1 tuần thuê 1 lần thì 1 tháng cũng chỉ mất có 8000 yên. 

Ví dụ, lương theo giờ của một người có thu nhập 50 man thì 1 ngày là 2 man, nếu làm việc 10 giờ thì lương theo giờ là 2000 yên / giờ. 

Vậy nên, cho dù có thuê người giúp việc với giá 1000 yên thì chẳng những là sẽ không bị âm đi, mà thời gian đó bạn có thể làm một công việc khác, bạn vẫn còn lại 1000 yên. 

Hẳn là sẽ có người sẽ nghĩ, đó chỉ là một phép tính đơn giản thôi, còn thực tế cuộc sống nó có đơn giản như thế đâu !

Tất nhiên tôi cũng có cái lý do của tôi nên tôi mới tán thành quan điểm này.

Thực tế, tôi có thể nhanh chóng chuyển sang làm công việc thư ký, nhưng tôi đã phải mất 3 năm sau mới quyết định thuê một người giúp việc kể cả khi thu nhập của tôi đã vượt quá 50 man. 

Tôi đã thuê người giúp việc vì đã có thời điểm công việc quá bận bịu và tôi không thể nào có thời gian để làm việc nhà nữa. Vì vậy, cứ khi nào cần thì tôi lại thuê người làm việc nhà, nhưng khi đã một lần thuê người làm rồi thì tôi đã nghĩ, tại sao mình lại không thuê sớm hơn, khỏe cả chân tay lẫn tinh thần.

Và như vậy, tôi đã sử dụng thời gian đó để làm việc, học những thứ có ích cho bản thân, hoặc đi du lịch cùng bạn bè, tôi đã sử dụng thời gian hiệu quả lên gấp nhiều lần. 

ƯU TIÊN THỜI GIAN HƠN TIỀN BẠC SẼ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU CÓ

Nếu dùng thời gian của mình để làm việc nhà thì có lẽ là sẽ không phải trả tiền cho ai cả, nhưng, trong khoản thời gian đó chúng ta sẽ không tạo ra được thu nhập. 

 Và “Những người giàu có thực sự, khi cân nhắc giữa thời gian và tiền bạc thì họ sẽ có khuynh hướng ưu tiên thời gian hơn”.

Ví dụ, trường hợp sử dụng taxi hay là đi bộ về nhà trong khoảng cách 15 phút đi bộ thì người giàu sẽ chọn cách là trèo lên taxi và ngồi trên taxi để làm việc. Không phải là vì họ dư dả tiền bạc mà chọn cách sử dụng taxi để về nhà thay vì đi bộ. Những người thành công thường luôn suy nghĩ rằng “sử dụng tiền vào việc gì để tiền lại tăng lên”, hoặc là “làm sao để sử dụng số tiền đã tăng lên đó để tăng thêm thời gian của mình”. Thay đổi câu chuyện đi một chút xíu, những người ở tỉnh lên thành phố khi tìm chỗ sinh sống, thì điều mọi người thường nghĩ đến trước tiên là tiền thuê nhà. Khi mua nhà riêng cũng vậy, nhiều người cũng sẽ chú trọng đến giá cả hơn. Tuy nhiên, từ khi lên thành phố tìm việc làm, tôi luôn cố gắng tìm nơi mà mình sẽ ở càng gần nơi làm việc càng tốt, chẳng hạn như Nishi Shinjuku, Shibaura, Roppongi. Nếu được thì thời gian di chuyển đến chỗ làm cần gần về zero càng tốt.

Ở đây tôi sẽ nói rõ hơn vì sao lại như vậy.

Thời gian di chuyển là thời gian bị lãng phí. Không gì khác ngoài sự lãng phí cả.

Thời gian từ nhà ra đến ga, từ ga đến văn phòng, thời gian và những stress khi phải chen lấn trên một chiếc xe điện chật ních người. Đối với tôi, thời gian này chính là “Một trong những điều không muốn làm.”, cho dù đối với nhiều người khác thì đây không hẳn là một trong số những điều không muốn làm. 

Có lẽ là việc giảm bớt tiền thuê nhà mới là điều quan trọng hơn.

Tuy nhiên, “với suy nghĩ rằng, mình có thể làm gì để mỗi giờ mỗi phút trôi qua đều trở nên quan trọng cho bản thân mình, mới là điều quan trọng nhất.” 

Câu chuyện đã chệch hướng từ chuyện làm việc nhà, nhưng nếu bạn là một người không giỏi làm việc nhà, và rất ghét làm việc nhà thì ngay bây giờ bạn hãy sử dụng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa ngay đi. 

Cho dù bạn trả tiền dọn dẹp nhà cửa hết 1000 yên, nhưng nếu bạn sử dụng một cách hiệu quả thời gian đó để làm việc hoặc đi chơi thì cuộc đời sẽ vui và thú vị lên gấp 100 lần

KHÔNG BÁN THỜI GIAN QUAN TRỌNG CỦA MÌNH VÌ CHA MẸ HOẶC NGƯỜI KHÁC

Cho dù mình đang có thứ mà người khác mơ ước nhưng nếu nó không có giá trị gì với mình thì hãy buông bỏ.

Khi còn đang học đại học tôi đã thi đỗ chứng chỉ kiểm toán CPA - và tôi đã làm việc tại trụ sở công ty kiểm toán của tập đoàn kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. Từ những người xung quanh nhìn vào thì quả là tôi đang có một con đường công danh sự nghiệp rộng mở. 

Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng nghỉ việc chỉ sau 3 năm để khởi nghiệp.    

Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người vào công ty sau tôi, ai cũng bảo “Vất vả lắm mới vào làm việc ở tại một tập đoàn cấp cao như thế mà lại bỏ ngang, thật là lãng phí! “

Tôi vẫn còn nhớ, trong đó ngay cả bố mẹ tôi, khi tôi thi đỗ chứng chỉ kiểm toán quốc tế PCA thì bố mẹ cũng đã rất vui mừng cho tôi, và bảo rằng tôi hãy cứ tiếp tục làm việc cả đời với công việc đó là tốt nhất, cho nên khi nghe tôi nói sẽ nghỉ việc ở công ty thì bố mẹ đã rất đau khổ, thất vọng. 

Nhưng mà, thật tốt là tôi đã nghỉ việc ở công ty. Đến bây giờ tận đáy lòng tôi vẫn nghĩ như vậy.

Từ việc này, như bạn đã thấy quan điểm giá trị của người khác và quan điểm giá trị của bản thân mình là khác nhau, ngay cả khi đó là bố mẹ của chúng ta.

 Nói cách khác, cho dù điều mình đang có là điều mà người đang mơ ước, khát khao đi chăng nữa nếu nó không có ý nghĩa gì với mình thì hãy buông bỏ đi không cần nghĩ ngợi nhiều.

Tuy nhiên, trong thực tế thì có rất nhiều người đang làm những việc mà bản thân mình không hề muốn chỉ bởi nó đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ và những người xung quanh mình. À không, tôi còn nhận thấy có nhiều người thậm chí còn không để ý đến điều đó nữa, họ vẫn cứ than thở cuộc đời trong sự phẫn nộ, buồn chán, bế tắc. 

Cho dù được ai đó thừa nhận đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Cứ tiếp tục làm những việc mà bản thân mình không muốn làm chỉ để cho vừa vặn với những quy chuẩn của xã hội và của người khác thì chỉ là một sự lãng phí đối với cuộc đời chính mình. 

Nếu điều mọi người muốn làm là điều mà bản thân mình cũng muốn làm thì không cần phải do dự chần chừ gì nữa. 

Nhưng làm điều mà bản thân mình không muốn làm vì cha mẹ hay vì những bình phẩm, đánh giá của những người xung quanh thì thật là sai lầm. 

Không phải là sống một cuộc đời với mục tiêu “được ai đó thừa nhận”, mà phải có những tiêu chuẩn của chính bản thân mình.  

 Để làm được điều đó, bạn hãy kiên định rằng “Người khác có nghĩ gì, nghĩ như thế nào thì cũng không liên quan đến mình”. Một khi đã có được thế mạnh đó rồi thì điều kỳ diệu là người luôn cổ vũ, ủng hộ bạn sẽ xuất hiện. 

Vậy thì làm thế nào để có được thế mạnh. Tôi sẽ giới thiệu với bạn phương pháp đó. Mời các bạn theo dõi ở phần tiếp theo của cuốn sách này nhé. 

 

PHẦN TIẾP : Người thành công không sợ sự cô độc 

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay