Người thành công không sợ sự cô độc

NGƯỜI THÀNH CÔNG KHÔNG SỢ SỰ CÔ ĐỘC

27/11/2022
Japan Life & Cosmetic

 

MỘT KHI BẠN CHẤP NHẬN ĐƯỢC “SỰ CÔ ĐỘC”, BẠN SẼ NHÌN THẤY ĐƯỢC ĐIỀU MÀ MÌNH THỰC SỰ MUỐN LÀM

Người thành công không sợ sự cô độc.

Người Nhật thích tâm lý đám đông.

Nhật Bản có một câu thành ngữ: “出る杭は打たれる - Nghĩa là Cái cọc trồi lên sẽ bị đập xuống cho bằng những cái cọc khác”, trong một tập thể kẻ nổi bật sẽ bị những kẻ khác xa lánh, ghét bỏ. 

Từ hồi đi học tiểu học, mọi người cùng đeo một cái cặp giống nhau, lên trung học, phổ thông thì cùng khoác lên người một bộ đồng phục giống nhau, nếu thời trang, kiểu tóc, lời nói hành động khác với mọi người xung quanh lập tức sẽ bị chú ý, trong một tập thể cần phải hiệp lực hợp tác cùng nhau…v.v..

Cứ như vậy vô tình từ lúc nào mà chúng ta không hề biết, trong thâm tâm chúng ta đã ghi khắc rằng “hợp tác với người khác là điều quan trọng”.

Hợp tác cùng với một ai đó tất nhiên là quan trọng.

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, những việc chỉ có 1 cá nhân hoàn thành thường không được đánh giá cao. Bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau thì sẽ mang lại kết quả công việc tốt hơn, với cuộc đời thì sẽ là một cuộc đời đáng sống hơn. 

Tuy vậy, nếu quá xem trọng tính hợp tác thì cũng sẽ dễ bị có xu hướng sợ bị cô độc vì khác biệt với người khác. 

Và như thế, cố gắng hết sức có thể để không khác biệt với những người khác, dần dần chỉ muốn là những điều giống với người khác để mang lại cảm giác yên tâm. 

Lúc đó thì sẽ không thể nhìn thấy được mình thực sự muốn làm điều gì và không muốn làm điều gì nữa. 

Đến đây thì điều mà tôi khản cổ muốn nói với các bạn là: “Cô độc không có gì phải sợ !”

Ngược lại, được sống một cuộc đời theo như ý của mình thì rời xa tâm lý đám đông, làm nên màu sắc riêng của mình . Lúc đó cảm giác cô độc vì mình không giống ai, không là gì cả ! 

 

CHÍNH VÌ TRONG KỲ HOÀNG KIM CỦA MẠNG XÃ HỘI (SNS), HÃY MẠNH DẠN GIỮ KHOẢNG CÁCH.

Thời đại bây giờ là thời đại của mạng xã hội.

Nhiều người có nhu cầu “được kết nối với ai đó”, “được ai đó thừa nhận”. Trong số đó, có thể nhìn thấy rằng họ cũng rất sợ cô độc. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải dừng lại một phút để tự ngẫm : việc lúc nào cũng kết nối với ai đó có thực sự quan trọng hay không ?

Việc kết nối với hàng trăm, hàng nghìn người trên mạng xã hội thì có điểm gì là tốt ?

Hai năm nay tôi chưa cập mạng SNS của mình. 

Hẳn là những người bạn cũ đôi khi sẽ thắc mắc “Người bạn đó bây giờ như thế nào rồi.”

Tuy nhiên, khi số người kết nối nhiều lên, nếu điều đó trở thành một điều hiển nhiên bình thường thì vô tình cơ hội bạn sẽ hay tự so sánh mình với người khác rồi cảm thấy chán nản, ganh ghét đố kỵ với những thứ người khác có mà mình không có cũng dần tăng lên. 

Nhưng những thứ xung quanh nhiều những tạp âm, và cũng đầy những điều mà để  sống thì biết cũng được mà không biết cũng được. 

Như vậy thì chẳng thà tránh xa mạng xã hội, dành thời gian đó để tự ngẫm và khám phá ra những điều bên trong bản thân chính mình thì có phải tốt hơn không ?

Bằng việc tĩnh tâm để khám phá những nội tâm bên trong của chính mình, chúng ta sẽ nghe được tiếng nói từ sâu trong tim mình. 

Từ đó ta sẽ chỉ làm điều mà mình thực sự mong muốn.

Thế nhưng, nghich cảnh là con người  thì ai cũng có mong muốn “được người khác yêu thích”, “không muốn bị người khác ghét”, nên cái cảm giác này thật là phiền phức. 

 

Muốn được người khác yêu thích thì trước hết mình hãy tự yêu thương bản thân mình trước. 

Trong kinh doanh, một trong những bí quyết thành công chính là được người khác yêu quý, hoặc tạo ra được lượng fan hâm mộ của mình. 

Tuy vậy, cho dù là người được yêu quý như thế nào đi nữa thì trong 100 người thì cũng không có chuyện là mình sẽ được cả 100 người yêu thích. 

Kể cả khi nghĩ rằng muốn được một ai đó cụ thể thích thì tôi cho rằng đó là một điều ích kỷ. Tạo sao lại như vậy, bạn hãy thử suy nghĩ về ý kiến phản biện của việc này : “Vì tôi thích như vậy nên bạn cũng hãy thích điều mà tôi thích đi”.  Tóm lại, đó là sự cho đi và nhận lại.

Có một cách nói hơi nghịch lý, nếu muốn được người khác yêu thích thì cũng đừng nên nghĩ là “tôi nên được yêu thích”, mà tự chính bản thân mình hay yêu thương mình trước cái đã. Không phải là “cho đi và nhận lại” mà là “Cho đi và cho đi”, tóm lại là đối với người mình thích thì cho đi tình yêu thương mà không cần sự đáp trả.

Chính sự cho đi tình yêu thương chân thành, từ phía đối phương cũng sẽ tin tưởng, kết quả là chúng ta sẽ có được những người đi theo ủng hộ mình.

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay