-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực sự là với mình, để bắt đầu một thứ gì đấy khá là khó. Dẫu biết là THÍCH LÀ CỨ PHẢI NHÍCH NGAY :D, nhưng ở 1 vài tình huống mình vẫn thường hay "đấu tranh nội tâm" giữa DO or DON'T. Lý do thường là bị những việc khác chi phối, thành ra là việc mình cần làm cứ hay bị pending từ ngày này sang ngày khác. Từ hôm nay sẽ lại cố gắng đều đặn 21 ngày nhé 💛 Và nếu có ý định từ bỏ, sẽ quay lại hỏi mình : LÝ DO TẠI SAO TÔI BẮT ĐẦU ? ========= IN THE BEGINNING ✅Hãy bắt tay vào những việc thú vị ✅Chỉ làm những điều mà mình muốn làm ✅Hãy biến những điều mình yêu thích trở thành công việc của bản thân - Làm bằng đam mê ✅Hãy nỗ lực lấp đầy mỗi ngày bằng những việc mà mình thích nhất ✅Hãy làm những việc mà mình muốn làm, thay vì những việc mà mình nên làm ✅Hãy lấy niềm yêu thích, điều thú vị làm tiêu chuẩn phán đoán Trào lưu này đã trở thành xu thế của thời đại. ✅Hãy lấy điều mình yêu thích để làm công việc cho bản thân Ngay cả bản thân tôi,đến lúc này đây tự đáy lòng cũng tán thành với suy nghĩ này. Tuy nhiên, tôi cũng có thể hiểu được những lời ngăn cản xung quanh mình. 💢Điều đó thì tôi không làm được 💢Vốn dĩ chúng ta không biết được chúng ta thực sự thích điều gì 💢Không có điều gì khiến chúng ta làm việc trong sự hứng khởi 💢Không có những điều thú vị, những niềm vui Thật tế là, tôi đã từng như vậy. Chi tiết tôi sẽ nói ở đoạn sau, tôi xuất thân từ trường cấp 3 có điểm trung bình đầu vào 35 điểm và đã vào đại học Ritsumeikan sau 2 năm làm kẻ lang thang, trong khi học đại học, tôi đã thi và đỗ chứng chỉ chuyên viên kế toán CPA. Thời kỳ đang ôn thi đại học và thời kỳ sinh viên, tôi dành 16 tiếng mỗi ngày, cả ngày chỉ có học với học mà thôi. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã được tuyển dụng vào làm việc tại công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Deloitte, đây là công ty vốn nước ngoài nên công việc rất bận rộn. Ở đây tôi không còn có thời gian cho bản thân, ngày trong tuần cũng phải làm thêm giờ, ngày nghỉ cũng phải làm việc, dường như công việc đã lấp đầy mỗi ngày của tôi. Tôi còn nhớ trước đây dù có đứng trước quầy sách với những cuốn sách được bày ra trước mặt có tựa đề kiểu như “Hãy chỉ làm điều mà mình thích”, “Hãy chọn công việc mà mình thấy hứng khởi”, thì tôi cũng luôn nghĩ rằng “Làm gì có chuyện như thế”. Tuy nhiên, vào một ngày khi đang chuẩn bị cho công việc startup trong khi vẫn đang làm việc tại sở kiểm toán, trong một buổi Seminar tôi đã được giao bài tập như thế này : “Hãy viết ra những điều mà bạn không thích làm, cái gì cũng được.” Thú thật là tôi đã nghĩ rằng : “Việc đó thì có liên quan gì đến việc kiếm tiền đâu cơ chứ ?!” Nhưng bây giờ nghĩ lại, những điều mà tôi đã viết ra ngày hôm đó, đã làm thay đổi cuộc đời tôi. (Đọc đến đây thì tớ cũng ngồi hí hoáy lấy giấy ra viết 10 điều mà mình không thích làm. Bạn cũng hãy thử xem sao nhé, biết đâu danh sách còn dài hơn 10 điều nhỉ :D ) Tóm lại, “Bằng việc viết ra danh sách những điều không thích làm, tôi đã đặt dấu chấm hết cho cuộc sống của một salary man (người làm công ăn lương) còn nhiều vương vấn, và bắt đầu giác ngộ việc khởi nghiệp và kiếm tiền.“ Bây giờ, tôi đang có tổng thu nhập hơn 100 triệu / năm (tương đương hơn 20 tỷ VNĐ) từ các business mà tôi đang làm chủ bao gồm bất động sản, bảo hiểm, giáo dục ... và 7 công ty, tôi chắc chắn một điều rằng đó là từ cái danh sách những điều không thích làm mà tôi đã viết ra năm xưa. Danh sách đó là gì ? Tôi đã viết ở trang 95, các bạn có thể tham khảo. Nếu bây giờ bạn chỉ làm theo cảm xúc, bạn không biết điều bạn thực sự muốn làm là gì, bạn không nhìn thấy điều bạn thích làm… thì tôi khuyên các bạn hãy thử làm cái danh sách những điều mà bạn không thích làm Khi bạn viết ra “DANH SÁCH NHỮNG VIỆC KHÔNG MUỐN LÀM” thì sẽ có những ưu điểm như thế này : 1- Sẽ nhìn thấy rõ ràng những điều bạn không thích làm 2- Nhìn thấy được việc mình thật sự muốn làm 3- Việc mình thật sự muốn làm sẽ lớn dần lên (ảo tưởng hóa) 4- Ảo tưởng sẽ dần thành hiện thực 5- Điều bạn ảo tưởng không còn là trong khoảnh khắc chốc lát nữa mà sẽ trở thành hằng ngày. Tóm lại là, việc hiện thực hóa điều ảo tưởng đã dần dần ở trong tầm tay của bạn. Con người chúng ta sẽ thường có kiểu như thế này. Điều muốn làm thì mãi không tìm ra, mà điều không muốn làm thì có lắm :) Khi còn là salary man - người làm công ăn lương, tôi rất ghét phải trèo lên những toa tàu điện chật ních người mỗi buổi sáng và mỗi tối khi tan tầm, tôi không thích phải họp hành với những đối tác không giỏi. Trong đời sống cá nhân thì tôi không thích phải làm việc nhà. Nhưng, như thế cũng không sao. Tôi viết ra “danh sách những việc không muốn làm” và bắt đầu từ bỏ dần những việc có thể từ bỏ. Khi từ bỏ những việc mình không muốn làm, ngay cả một chút cũng được, bằng cách suy nghĩ “Có thể là điều này tôi cũng có thể thực hiện được chăng ?”, tôi bắt đầu nhìn thấy được việc lớn mà tôi muốn làm (= ảo tưởng). Nếu con người có ảo tưởng, hi vọng sẽ ở lại đó, và con người sẽ hướng về phía trước và sống tiếp. Nhất định hãy đọc cuốn sách này, và thử loại bỏ triệt để những điều bạn ghét ra khỏi cuộc sống hằng ngày. Hãy nỗ lực để lấp đầy mỗi ngày của bạn với chỉ những điều mà bạn muốn làm, hiện thực hóa giấc mơ phi lý, vượt xa cả giấc mơ mà bạn đã và đang ấp ủ đến ngày hôm nay. Tôi sẽ luôn ủng hộ bạn ! ==== Kanagawa Akinor ==== イヤなことは死んでもやるな ❶Chương 1 Ngừng để ý đến cái nhìn của những người xung quanh và những ý thức, suy nghĩ thông thường, đừng cố tiếp tục vì những điều đó. ❷Chương 2 Hiện thực hóa những ảo tưởng bằng cách viết ra danh sách NHỮNG VIỆC KHÔNG MUỐN LÀM ❸Chương 3 Design một ngày tuyệt vời và tạo ra thói quen ➍Chương 4 Chỉ tập trung năng lượng vào NHỮNG ĐIỀU MUỐN LÀM, làm thay đổi đáng kể cuộc đời của bạn.
Đọc tiếpĐặc trưng làm nên nét văn hóa đăc sắc của Trà Đạo Nhật Bản chính là sự tỉ mỉ, cẩn thận và chỉn chủ từng bước. Trong đó, các bước uống cốc trà cũng phải tuân thủ đúng quy cách uống của Trà đạo nói chung và theo từng trường phái nói riêng. Trong một buổi trà đạo truyền thống, đầu tiên trà đặc (Koicha) sẽ được chuẩn bị trước. Tất cả khách sẽ uống chung môt chén trà. Mỗi người khách, bắt đầu từ người khách quan trọng nhất, sẽ được chiêm ngưỡng chén trà. Mỗi người sẽ nhìn mặt trước của chén trà, sau đó xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ trước khi uống. Trước khi uống mỗi người sẽ cúi đầu chào để thể hiện sự cảm tạ đối với chủ nhà và xin phép người bên cạnh để thưởng thức 1 chén trà ngon. Chén trà sẽ được chuyển 1 vòng đến người khách cuối cùng và mỗi lần đều lặp lại nghi thức như vậy. Sau đó người chủ nhà sẽ rửa sạch dụng cụ uống trà và chuẩn bị cho tuần trà loãng (Usucha). Có lẽ do trong thời đại mới này người ta kỵ uống chung cốc, nên các buổi trà chỉ thấy có phần uống trà loãng. Đây là phần khá hại não đối với mình , ngồi ăn cơm cũng cầm cái chén cơm tập mãi vẫn bị sai vài bước =)) Trước khi uống trà khách sẽ được chuẩn bị mỗi người một chiếc bánh ngọt nhỏ kiểu Nhật, gọi là Wagashi – 和菓子. Đây được xem là bữa ăn nhẹ lót dạ trước khi uống trà, đồ ăn ngọt vừa có tác dụng giúp làm tăng hương vị khi thưởng trà, vừa đề phòng khách đang bụng rỗng mà uống trà vào sẽ không tốt cho dạ dày . (Chi tiết về cách ăn Wagashi sẽ được nói ở phần sau). Quy trình uống Usucha cũng khá tỉ mỉ qua từng bước một. 1. Đầu tiên, khách sẽ lấy chén trà đang được đặt ở bên ngoài mép chiếu bằng tay phải, ngón cái giữ phần miệng chén, 4 ngón còn lại đặt bên dưới chén trà vào mang vào bên trong mép chiếu về phía mình. Vị trí ngồi là từ hàng chiếu thứ 16 tính từ mép chiếu (khoảng 24 cm) 2. Cúi chào người bên cạnh, tỏ ý xin phép để mình uống trước 3. Xếp 2 tay trước đầu gối cúi chào người pha trà. Otemae chodai Itashimasu (お点前頂戴致します。) 4. Cầm ngang chén trà bằng tay phải rồi đặt lên tay trái 5. Đặt tay phải lên chén trà, ngón cái hướng về phía mình 6. Nâng chén trà lên bằng hai tay thể hiện sự cảm tạ 7. Vẫn để chén trà lên tay trái, dùng tay phải để xoay chén trà 2 lần 90 độ theo chiều kim đồng hồ 8. Khi đã xoay được dc mặt chính của chén trà về phía trước thì cầm chén trà bằng tay phải nâng lên uống. Có thể uống từng ngụm nhỏ vừa phải, nhưng chú ý không đc phát ra tiếng, sẽ tạo cảm giác hèn thấp, không tao nhã (Gehin-下品). Cuối cùng uống hết phần bọt trà, phát ra tiếng “Suttt”. Điều này cũng có ý nghĩa giúp người chủ nhà biết là khách đã uống xong. 9. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ vuốt nhẹ từ trái sang phải để lau sạch chỗ miệng chén vừa uống 10. Lau tay vào giấy Kaishi (懐紙) 11. Lại xoay 2 lần 90 độ để trả mặt chính của chén trà về vị trí ban đầu 12. Cầm chén trà bằng tay phải, đặt ra bên ngoài mép chiếu. 13. Xếp 2 tay trước gối cúi chào cảm tạ (Phùuuu.. ) Cuối buổi trà sẽ là thời gian chủ và khách cùng đàm đạo về chawan và cảm tạ chủ nhà vì bữa trà ngon, không gian đẹp… Có hại não không các bạn :D Nếu có cùng niềm yêu thích thì bạn thử bày biện vài thứ đơn đơn giản để uống trà ngay trong không gian nhà mình nhé. Tranh thu đợt giãn cách xã hội để sống chậm lại một chút. Biết đâu lại tìm thấy niềm vui tiềm ẩn :)
Đọc tiếpNhân loại chào đón kỷ nguyên mới theo cách mà 10 năm trước ít ai nghĩ đến. Hầu hết chúng ta còn lúng túng và chưa sẵn sàng đủ mọi thử để đối diện với nó bởi nó đến quá đột ngột, và bất ngờ. Đôi khi cũng cảm thấy tâm hồn xao động, cho dù đã trang bị cho mình một rổ tinh thần lạc quan để bình tâm trước thời đại mới :D Nhật Bản, tháng 8.2021 Tình cờ xem 1 đoạn video được phát trên Youtube hôm qua vẫn ám ảnh và lo lắng đến bây giờ. Một người đàn ông 55 tuổi (nhân viên công ty) bị biến chứng trở nặng, xe cấp cứu đến nhưng mấy tiếng đồng hồ vẫn chưa tìm được bệnh viện tiếp nhận. Nhân viên cấp cứu ngồi bên cạnh và giải thích với bác ấy rằng, tình hình của bác đang rất nguy kịch, có thể sẽ chết. Giọng ông thều thào : vâng, tôi hiểu. Cô con gái gọi điện thoại khắp nơi nhưng không nơi nào đồng ý tiếp nhận. Cuối cùng người ta đã phải nói chuyện với gia đình rằng Thành thật xin lỗi gia đình. Việc này không phải tại ai cả. Nhưng tình hình hiện tại bệnh nhân đang nhập viện quá nhiều, không còn chỗ trống để tiếp nhận. Sau cùng nhân viên cấp cứu cúi đầu xin lỗi người nhà vì họ cũng bất lực. Người đàn ông đã mất vào ngày hôm sau. Đây là đoạn video được ghi hình lại theo nguyện vọng của người đã mất. Mình share lại câu chuyện này không phải để lan truyền suy nghĩ tiêu cực. Cầu mong mọi điều suôn sẻ, sớm trở lại cuộc sống bình thường. Nhật Bản hết đợt khẩn cấp này đến đợt khẩn cấp khác có khi người dân đã quen với điều này rồi, lại thấy như không Lễ khai mạc thế vận hội Tokyo Olympic Tại Trung Quốc, tháng 7. 2021 (Lược dịch lại 1 bài báo vừa đăng trên msn) Đất nước Trung Quốc - một đất nước tiến tiến về mạng internet có thể làm bất cứ việc gì chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Trung Quốc sẽ như thế nào nếu đột nhiên không thể kết nối với internet ? Tôi đã nghĩ rằng điều đó thật khó có thể xảy ra trừ khi có một vụ việc gì đó thật khẩn cấp, nhưng nó đã xảy ra một cách lặng lẽ ngay trước Thế vận hội Olympic. Trận mưa lớn kỷ lục chưa từng có ở tỉnh Hà Nam Ngay trước giờ khai mạc thế vận hội Olympic, Trung Quốc đã hứng chịu thiệt hại nặng nề đúng vào thời điểm uy tín quốc gia đang lên bởi cơn mưa huy chương tại thế vận hội. Một cơn mưa lớn kỷ lục chưa từng có trong lịch sử đã trút xuống tỉnh Hà Nam. Khắp nơi trên thế giới xảy ra những hiện tượng thời tiết bất thường, chẳng hạn như mưa lớn tại Nhật Bản, nắng nóng đến gần 50 độ ở Canada, mưa to kỷ lục vượt quá khả năng trị thủy tại tỉnh Hà Nam, nước sông dâng lên và tràn ngập khắp các đường phố.Những đoạn video được đăng tải trên mạng internet đã gây sự chú ý với hình ảnh một lượng nước lớn tràn vào các đường hầm và các tàu điện ngầm có thể nhấn chìm cướp đi sinh mệnh của nhiều người. Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, là một thành phố lớn giống như những thành phố khác của Trung Quốc. Nhìn tổng thể, nó được bao bọc bởi những tòa nhà cao trên 30 -40 tầng, khu vực mới được quy hoạch có cảnh quan trông giống như một thành phố trong tương lai với đường tàu cao tốc Shinkansen và tàu điện ngầm chạy xuyên qua thành phố. Cái bầu không khí và sự tiện lợi đâu đâu cũng có và giống hệt nhau ở các thành phố lớn ở Trung Quốc. Ngay cả trên đường hay trên tàu điện ngầm đều có thể bắt gặp nhiều người vừa đi vừa cầm smartphone, cả sau thời kỳ corona ở Trung Quốc, record trên các ứng dụng trên điện thoại là một minh chứng cho sức khỏe, và chiếc điện thoại smartphone đã ngày càng trở thành vật không thể thiếu trong đời sống người dân Trung Quốc. Hậu quả của trận mưa lớn được xem là thảm họa chưa từng có trong lịch sử, toàn tỉnh Hà Nam có 302 người tử vong, số người mất tích là 50 người, 3 vạn căn nhà bị hư hỏng nặng, xe cộ bị nhấn chìm trong biển nước (bao gồm cả xe EV - xe chạy bằng điện) là 41 vạn chiếc. Đây cũng là thảm họa kỷ lục trong lịch sử Trung Quốc trong những năm gần đây. Một tin đáng lưu ý trong đợt thiên tai lần này ở Trung Quốc đó là, do hậu quả của mưa lớn, đường truyền internet đã không thể được sử dụng. Dân tình kêu than “Nước uống không có, điện không có, và cả internet cũng không”. Trung Quốc, xã hội mạng của những thành phố thông minh và không sử dụng tiền mặt Trung Quốc được biết đến là một xã hội mạng vượt qua cả Nhật Bản. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được phổ cập rộng khắp, không cần mang một đồng tiền mặt nào vẫn có thể mua sắm và trả tiền xe bus và tàu điện ngầm. Người ta có thể mua sắm tại các trang web shopping online, xem các video trả phí mà không cần sử dụng đến thẻ tín dụng, cả việc thanh toán các hóa đơn điện nước cũng không cần dùng đến tiền mặt hay thẻ tín dụng. Camera được lắp đặt khắp mọi nơi trong thành phố, đường cao tốc, nhà ga, trạm bus, từ phòng điều khiển có thể nắm bắt được tình hình và lưu lượng giao thông, đến cả điều phối xe cứu thương và xe cảnh sát cũng được điều khiển bởi thành phố thông minh. Thế nhưng, thành phố thông minh cùng với hệ thống hạ tầng mạng đã bị tê liệt hoàn toàn bởi trận mưa lớn. Các bạn có tò mò là chuyện gì sẽ xảy ra không ? Trên diễn đàn mạng Weibo một người đã chia sẻ, tín hiệu internet đã gần nhau hoàn toàn biến mất sau một khoảng thời gian. Giờ đây không phải là 5G hay 4G mà 2G đã trở thành chiếc phao cứu sinh. Không hẳn là về 0, nhưng gần đến 0, tốc độ đường truyền hiển thị 2 kb/s. Mạng internet tậm tịt, không điện, không thức ăn, không thể truy cập vào mạng XH, người ta đã gửi những tin nhắn ngắn cho người quen rồi nhờ đưa lên mạng xã hội. Nhờ đó mà được giải cứu. Vài ngày sau trận mưa lớn thì nước đã rút dần, trời quang đãng, điện đã được phục hồi nhưng hệ thống hạ tầng internet thì vẫn chưa được khôi phục ngay được. Để di chuyển, người ta không thể sử dụng dịch vụ điều xe hay app Chia sẻ phương tiện, mà phải ra tận nơi để bắt taxi. Và người ta cũng dùng đến cả xe tải để di chuyển, vì map ko sử dụng được nên điểm đến hay số tiền cũng không biết được là bao nhiêu. Tài xế đồng ý chở, và bạn hãy tự quyết định số tiền mình trả cho tài xế. Bản đồ không thể sử dụng được, cả app sức khỏe thường ngày nó sẽ báo cho mình biết vùng nào có ai đang nhiễm virus corona mức độ như thế nào để không đi đến đó, tránh nguy cơ lây nhiễm, nay cũng không thể sử dụng được nữa. Khi không có kết nối internet, việc thanh toán tiền cho phương tiện đi lại, mua sắm online hay các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trên smartphone đã hoàn toàn không thể sử dụng. Trung Quốc đã là một xã hội không sử dụng tiền mặt trong một thời gian dài. Nên chẳng có gì là lạ khi nghe ai đó nói tôi không mang theo tiền mặt, tôi không mang theo ví … Thế nhưng bây giờ chúng ta đang quay trở lại với một xã hội dùng tiền mặt, không có tiền mặt trong người, cả cây ATM cũng bị hỏng do ngập nước. Nhiều cửa hàng hoặc những người bán hàng không dùng tiền mặt thì đã đồng ý giao dịch trả sau dựa trên sự tin tưởng những người không biết nhau. “Khi nào có internet trở lại thì hãy trả tiền cho tôi cũng được, bây giờ anh cứ mang hàng hóa về, để lại tên và số điện thoại là được. …… Tại Việt Nam, Đà Nẵng quê tôi Có chỉ thị của thành phố, sẽ gia hạn gói cước và tăng dung lượng lên 10 ngày. Thời buổi kỳ lạ, ko ai thèm khoe nhà đẹp xe sang nữa. Lướt mạng xã hội, báo chí tin tức, thấy người người nhà nhà mong ngóng mớ rau, miếng thịt, có tiền mà cũng không mua được... thiệt là rầu hết sức. Cầu mong tất cả chúng ta sẽ bình an qua cơn đại dịch.
Đọc tiếpNhiều trường phái Trà đạo đã ra đời, tiêu biểu là “San senke” – hậu duệ của Sen no Rikyu千利休bao gồm 3 trường phái chính là “Urasenke 裏千家”, “Omote senke表千家, Murashoko senke武者小路千家” , vẫn được mọi người yêu thích đến ngày nay. Có vài sự khác biệt giữa các trường phái. Chẳng hạn như Urasenke裏千家 thì thích đồ của những người thợ thủ công nổi tiếng, và đánh bông toàn bộ bọt trà lên. Trong khi đó Omotesenke 表千家 thì chuộng những đồ dùng đơn giản bình thường hơn, và thường hay để lại 1 phần không được đánh bọt ở giữa bát trà Các Lễ nghi trong Trà Đạo Trong Trà đạo có rất nhiều quy tắc và lễ nghi cần phải tuân theo đối với cả người chủ nhà và khách tham dự buổi trà. Thường thì một buổi trà đạo kéo dài khoản vài giờ đồng hồ, bao gồm của 1 bữa nhẹ truyền thống của Nhật Bản gọi là Kaiseki 懐石. Ngày nay thì bữa nhẹ này được tối giản hoá, thay bằng một chiếc bánh ngọt kiểu nhật 和菓子được làm đẹp mắt với các hình mô phỏng hoa anh đào, hoặc một chú chim công … Trong các dịp chính thức chủ nhà thường mặc Kimono (hoặc hakama), và khách cũng sẽ mặc Kimono hoặc âu phục. Dụng cụ, đồ dùng trong một buổi Trà 茶器 – Hộp đựng trà Có 2 loại : loại hộp dùng để đựng trà đặc 濃茶 thường là bằng sứ cao cấp. Chaire từ ngày xưa đã được người uống trà sử dụng và bảo quản một cách cẩn thận. Chaire茶入 được phân biệt rõ đồ Tàu (Karamono) hay đồ Nhật (Wamono) tuỳ theo nguồn gốc xuất xứ. Chaire được bọc trong một chiếc túi bằng gấm hoặc thổ cẩm, gọi là Shifuku仕覆, trong buổi trà Shikufu cũng được bàn luận, đánh giá. Usuchaki薄茶器dùng để đựng trà loãng 薄茶 thì được làm bằng tre hoặc gỗ sơn mài với nhiều chủng loại và hình dáng phong phú, tiêu biểu như 棗(なつめ), 金輪時(きんりんじ),中次(なかつぎ)雪吹(ふぶき)… 茶杓(ちゃしゃく)- Muỗng xúc trà Chashaku là dụng cụ để múc trà từ Chaire hoặc Natsume vào trong chén trà Chawan. Chủ yếu được làm bằng tre. Cũng có loại được làm từ ngà voi hoặc gỗ thông, anh đào, mơ…Chashaku thường được đặt trong một ống tre và có khắc chữ, thể hiện bản sắc, tính cách của người chủ nhà. Chashaku cũng là một dụng cụ rất được chú trọng trong các dụng cụ Trà đạo Người Nhật uống trà trong chén trà, gọi là Chawan 茶碗 Có sự phân biệt rõ các loại Chawan tuỳ theo nguồn gốc xuất xứ : Karamono (xuất xứ từ Trung Quốc), Kourai (xuất xứ từ bán đảo Triều Tiên), Wamono (sản xuất trong nội địa nước Nhật). Trong mỗi loại cũng được phân loại chi tiết. Khi dùng cho trà đặc Koicha thì phải dùng loại chén trà không có hoa văn. Chawan có hoa văn trang trí được dùng cho trà loãng Usucha. Hình dạng của chén trà cũng có sự thay đổi theo mùa. Ví dụ mua đông lạnh thì chén trà cao, miệng chén nhỏ để giữ cho trà được nóng lâu hơn. Mùa hè thì dùng những chén trà có dạng miệng loe rộng và thấp. Nếu bạn muốn thử trải nghiệm một lớp trà đạo ở Nhật, có thể vào google search từ khóa ”茶道学校" sẽ ra website của các lớp học Trà đạo ở thành phố bạn sinh sống. Thường sẽ có một buổi học thử miễn phí cho học viên. Ở một số công viên ở Nhật cũng có một góc dành cho du khách vãng lai trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc này của Nhật Bản. Mình nhớ thì hình như một lần tham gia là 500 yên. Bạn nào hay bị tê chân vì ngồi lâu thì nên cân nhắc hihi :D
Đọc tiếpNói đến đất nước Nhật Bản, điều làm chúng ta nghĩ ngay đến đầu tiên chính là một văn hóa truyền thống đặc sắc và phong phú về ẩm thực, tín ngưỡng. Trà (お茶) cũng là một phần văn hoá rất quan trọng của Nhật Bản, các nghi lễ đi kèm với trà là một trong 3 nghệ thuật tinh hoa cổ điển của xứ Phù Tang này. Mình cũng là đứa rất yêu thích và quan tâm tìm hiểu về nền văn hóa này. Mình đã may mắn có dịp được tham gia trải nghiệm với lớp Nhập Môn Trà đạo 3 tháng để được hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống đặc sắc này. Trà Đạo trong tiếng Nhật được gọi là Sado(茶道) hay Chanoyu(茶の湯). Các nghi thức trong một buổi trà đạo khá tối giản, nhưng các bước và các động tác đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác – nên nó không hề dễ dàng. Có rất nhiều quy định về cách pha trà (trước buổi trà), cách uống trà, cách ngồi chính toạ (Seiza), cách cúi chào, cách đứng, cách đi, gọi chung là các nghi thức giao tiếp. Lễ nghi này thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà, tạo nên chén trà ngon, từ phía người khách sẽ cảm nhận được sự tiếp đón nồng hậu của chủ nhà và được thưởng thức chén trà ngon. Người chuẩn bị cho một buổi trà (chủ nhà) gọi là Teishu(亭主). Mất khoảng vài năm để trở thành một Teishu lão luyện. Lịch sử Nghệ thuật Trà đạo có một quá trình lịch sử lâu dài ở Nhật Bản. Đồ uống này bắt nguồn từ Trung Quốc từ thế kỷ 8, nhưng trong một thời gian dài hầu như chỉ có tầng lớp quý tộc mới được uống trà. Bởi vì Trà rất có giá trị và quý hiếm nên người Nhật đã chăm chút rất kỹ lưỡng trong việc chuẩn bị và thưởng thức. Trong thời kỳ 鎌倉Kamakura (1185-1333) khi thiền đạo được truyền bá rộng rãi khắp Nhật Bản, cách uống trà cũng thay đổi. Người Nhật bắt đầu nghiền trà xanh thì bột và đánh bông nó lên, uống những lá trà thực sự. Giống như cách chúng ta uống matcha ngày nay. Trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, ban đầu nó được sử dụng chủ yếu là cây thuốc. Qua thời gian trà xanh tốt cho sức khoẻ được sử dụng rộng rãi và bắt đầu lan rộng từ các đền thờ đến tầng lớp chiến binh (Samurai), những người thường xuyên tổ chức các buổi tiệc trà. Trong thời kỳ 室町Muromachi (1392-1491) , đồ gốm sứ từ Trung Quốc, gọi là “唐物Karamono” được chào bán và nó được sử dụng rộng rãi trong các buổi tiệc trà, sau đó Murata Juko (1423-1502) đã sáng lập nên trường phái thưởng trà sử dụng các dụng cụ Trà đạo được sản xuất ngay tại bản địa nước Nhật, gọi là “和物Wamono”, xem trọng sự giao lưu tinh thần giữa chủ nhà và khách, gọi là わび茶(Wabi cha), Trà thất, dụng cụ uống trà cũng được dần thay đổi từ kiểu hào nhoáng, lộng lẫy sang phong cách giản dị, tôn trọng tâm linh. Sau đó Takeno Joo đã kế thừa tinh thần đó, và đệ tử của ông là Sen No rikyu(千利休) đã hoàn thành Wabicha và thời kỳ 安土桃山 Azuchi Momoyama (1573-1603). Đó là nền tảng của Trà đạo “Sado”, “Chanoyu” ngày nay.
Đọc tiếpCứ mỗi hai giây lại có một chai lotion Hada Labo được tiêu thụ tại Nhật Bản! Khói bụi ô nhiễm, tia UV trong ánh nắng mặt trời, hóa chất trong mỹ phẩm… có biết bao tác động có thể gây hại tới làn da. Bởi thế chẳng có gì lạ khi vấn đề skincare ngày càng được chú trọng. Các hãng mỹ phẩm vì thế cũng không ngừng đưa vào sản phẩm những nguyên liệu quý hiếm độc đáo để cạnh tranh với nhau. Đi ngược lại xu hướng chung nhưng lại trụ vững vị trí dưỡng ẩm số 1 Nhật Bản suốt 12 năm liền, bí quyết của Hada Labo là gì? Hada Labo - Thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản Năm 2004, tập đoàn Rohto-Mentholatum Nhật Bản với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, lần đầu tiên cho ra mắt thương hiệu Hada Labo. Từ đó đến nay, Hada Labo nhanh chóng trở thành thương hiệu dưỡng ẩm "quốc dân" với 12 năm liền được vinh danh về hiệu quả dưỡng ẩm số 1 Nhật Bản, nhận được sự yêu mến và tin tưởng của không chỉ các skin-lover Nhật Bản mà trên toàn thế giới. Điều gì đã làm nên thành công to lớn đó? Câu trả lời chính là phương châm "Đơn giản x Hoàn hảo" - "kim chỉ nam" cho tất cả các sản phẩm của hãng từ những ngày đầu tiên. "Đơn giản x Hoàn hảo" - Bí mật của skincare đỉnh cao! Đã qua rồi cái thời sản phẩm skincare có càng nhiều thành phần độc lạ càng tốt, công thức đơn giản nhưng mang lại hiệu quả hoàn hảo chính là điều khác biệt tạo nên vị trí hàng đầu của Hada Labo! Không tham gia vào cuộc chiến thành phần như nhiều thương hiệu khác, Hada Labo tạo nên sức cạnh tranh bằng việc trung thành với những dưỡng chất cơ bản và tập trung vào khai thác chúng một cách tối ưu, từ đó mang đến cho người dùng những sản phẩm hiệu quả cao mà mức giá không hề "trên trời". Điển hình chính là dung dịch dưỡng ẩm Hada Labo Advanced Nourish Lotion - sản phẩm chủ lực và nổi bật nhất của hãng. Tuy chưa quá phổ biến ở Việt Nam nhưng lotion lại là một trong những sản phẩm skincare must-have của phụ nữ Nhật, với chức năng chính là cấp ẩm và tạo tiền đề cho da hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất. Sử dụng thành phần quá sức quen mặt trong làng cấp ẩm là Hyaluronic Acid - HA, Hada Labo đã biết cách khai thác tối đa tạo nên hệ HA vượt trội gồm HA - SHA - Nano HA, "bơm" một lượng nước dồi dào vào sâu các tầng da, tạo nên hiệu quả trong mướt ẩm mượt tức thì. Thương hiệu cho biết, không tập trung vào thiết kế bao bì hay thêm thắt các thành phần tạo màu hay hương liệu để thu hút khách hàng, sản phẩm của Hada Labo loại bỏ hoàn toàn các chất có thể gây kích ứng, vì thế có độ tinh khiết và lành tính cao, thích hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Mọi sản phẩm của hãng đều tuân thủ chặt chẽ 5 cam kết: Không cồn, không hương liệu, không chất tạo màu, không dầu khoáng, độ pH hoàn hảo 5,5 cân bằng với độ pH tự nhiên của da. Nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu chăm sóc da, bên cạnh dòng dưỡng ẩm Advanced Nourish, Hada Labo còn phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm khác như dòng dưỡng trắng Perfect White, dòng chống lão hóa Pro Anti Aging… Ngoài kích cỡ fullsize, Hada Labo cho ra mắt bộ Trial Kit nhỏ gọn tiện lợi, thích hợp mang theo khi đi du lịch, công tác hay trong các hoạt động hằng ngày, cũng là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn trải nghiệm thử trọn bộ sản phẩm của hãng. Bộ Trial Kit hiện đang được bán trên trang thương mại điện tử Lazada, nàng nào háo hức trải nghiệm triết lý dưỡng da "Đơn giản x Hoàn hảo" của Hada Labo nhưng còn e ngại thì cứ mạnh dạn "rinh" ngay về dùng thử nhé!
Đọc tiếp