Trà Đạo Nhật Bản

Tìm hiểu về Trà Đạo Nhật Bản

19/08/2021
Japan Life & Cosmetic

Nói đến đất nước Nhật Bản, điều làm chúng ta nghĩ ngay đến đầu tiên chính là một văn hóa truyền thống đặc sắc và phong phú về ẩm thực, tín ngưỡng. Trà (お茶) cũng là một phần văn hoá rất quan trọng của Nhật Bản, các nghi lễ đi kèm với trà là một trong 3 nghệ thuật tinh hoa cổ điển của xứ Phù Tang này. Mình cũng là đứa rất yêu thích và quan tâm tìm hiểu về nền văn hóa này. Mình đã may mắn có dịp được tham gia trải nghiệm với lớp Nhập Môn Trà đạo 3 tháng để được hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống đặc sắc này.
Trà Đạo trong tiếng Nhật được gọi là Sado(茶道) hay Chanoyu(茶の湯). Các nghi thức trong một buổi trà đạo khá tối giản, nhưng các bước và các động tác đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác – nên nó không hề dễ dàng. Có rất nhiều quy định về cách pha trà (trước buổi trà), cách uống trà, cách ngồi chính toạ (Seiza), cách cúi chào, cách đứng, cách đi, gọi chung là các nghi thức giao tiếp. Lễ nghi này thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà, tạo nên chén trà ngon, từ phía người khách sẽ cảm nhận được sự tiếp đón nồng hậu của chủ nhà và được thưởng thức chén trà ngon. Người chuẩn bị cho một buổi trà (chủ nhà) gọi là Teishu(亭主). Mất khoảng vài năm để trở thành một Teishu lão luyện.

 

 

Lịch sử
Nghệ thuật Trà đạo có một quá trình lịch sử lâu dài ở Nhật Bản. Đồ uống này bắt nguồn từ Trung Quốc từ thế kỷ 8, nhưng trong một thời gian dài hầu như chỉ có tầng lớp quý tộc mới được uống trà. Bởi vì Trà rất có giá trị và quý hiếm nên người Nhật đã chăm chút rất kỹ lưỡng trong việc chuẩn bị và thưởng thức.
Trong thời kỳ 鎌倉Kamakura (1185-1333) khi thiền đạo được truyền bá rộng rãi khắp Nhật Bản, cách uống trà cũng thay đổi. Người Nhật bắt đầu nghiền trà xanh thì bột và đánh bông nó lên, uống những lá trà thực sự. Giống như cách chúng ta uống matcha ngày nay.

 

Trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, ban đầu nó được sử dụng chủ yếu là cây thuốc. Qua thời gian trà xanh tốt cho sức khoẻ được sử dụng rộng rãi và bắt đầu lan rộng từ các đền thờ đến tầng lớp chiến binh (Samurai), những người thường xuyên tổ chức các buổi tiệc trà. Trong thời kỳ 室町Muromachi (1392-1491) , đồ gốm sứ từ Trung Quốc, gọi là “唐物Karamono” được chào bán và nó được sử dụng rộng rãi trong các buổi tiệc trà, sau đó Murata Juko (1423-1502) đã sáng lập nên trường phái thưởng trà sử dụng các dụng cụ Trà đạo được sản xuất ngay tại bản địa nước Nhật, gọi là “和物Wamono”, xem trọng sự giao lưu tinh thần giữa chủ nhà và khách, gọi là わび茶(Wabi cha), Trà thất, dụng cụ uống trà cũng được dần thay đổi từ kiểu hào nhoáng, lộng lẫy sang phong cách giản dị, tôn trọng tâm linh. Sau đó Takeno Joo đã kế thừa tinh thần đó, và đệ tử của ông là Sen No rikyu(千利休) đã hoàn thành Wabicha và thời kỳ 安土桃山 Azuchi Momoyama (1573-1603). Đó là nền tảng của Trà đạo “Sado”, “Chanoyu” ngày nay.

 

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay