Các trường phái trong Trà Đạo Nhật Bản

Các trường phái trong Trà Đạo Nhật Bản

23/08/2021
Japan Life & Cosmetic

Nhiều trường phái Trà đạo đã ra đời, tiêu biểu là “San senke” – hậu duệ của Sen no Rikyu千利休bao gồm 3 trường phái chính là “Urasenke 裏千家”, “Omote senke表千家, Murashoko senke武者小路千家” , vẫn được mọi người yêu thích đến ngày nay.

 

Có vài sự khác biệt giữa các trường phái. Chẳng hạn như Urasenke裏千家 thì thích đồ của những người thợ thủ công nổi tiếng, và đánh bông toàn bộ bọt trà lên. Trong khi đó Omotesenke 表千家 thì chuộng những đồ dùng đơn giản bình thường hơn, và thường hay để lại 1 phần không được đánh bọt ở giữa bát trà

 

Các Lễ nghi trong Trà Đạo
Trong Trà đạo có rất nhiều quy tắc và lễ nghi cần phải tuân theo đối với cả người chủ nhà và khách tham dự buổi trà. Thường thì một buổi trà đạo kéo dài khoản vài giờ đồng hồ, bao gồm của 1 bữa nhẹ truyền thống của Nhật Bản gọi là Kaiseki 懐石. Ngày nay thì bữa nhẹ này được tối giản hoá, thay bằng một chiếc bánh ngọt kiểu nhật 和菓子được làm đẹp mắt với các hình mô phỏng hoa anh đào, hoặc một chú chim công … Trong các dịp chính thức chủ nhà thường mặc Kimono (hoặc hakama), và khách cũng sẽ mặc Kimono hoặc âu phục.

 

Dụng cụ, đồ dùng trong một buổi Trà
茶器 – Hộp đựng trà
Có 2 loại : loại hộp dùng để đựng trà đặc 濃茶 thường là bằng sứ cao cấp. Chaire từ ngày xưa đã được người uống trà sử dụng và bảo quản một cách cẩn thận. Chaire茶入 được phân biệt rõ đồ Tàu (Karamono) hay đồ Nhật (Wamono) tuỳ theo nguồn gốc xuất xứ. Chaire được bọc trong một chiếc túi bằng gấm hoặc thổ cẩm, gọi là Shifuku仕覆, trong buổi trà Shikufu cũng được bàn luận, đánh giá. Usuchaki薄茶器dùng để đựng trà loãng 薄茶 thì được làm bằng tre hoặc gỗ sơn mài với nhiều chủng loại và hình dáng phong phú, tiêu biểu như 棗(なつめ), 金輪時(きんりんじ),中次(なかつぎ)雪吹(ふぶき)…

 

茶杓(ちゃしゃく)- Muỗng xúc trà
Chashaku là dụng cụ để múc trà từ Chaire hoặc Natsume vào trong chén trà Chawan. Chủ yếu được làm bằng tre. Cũng có loại được làm từ ngà voi hoặc gỗ thông, anh đào, mơ…Chashaku thường được đặt trong một ống tre và có khắc chữ, thể hiện bản sắc, tính cách của người chủ nhà. Chashaku cũng là một dụng cụ rất được chú trọng trong các dụng cụ Trà đạo

 

 

Người Nhật uống trà trong chén trà, gọi là Chawan 茶碗 

Có sự phân biệt rõ các loại Chawan tuỳ theo nguồn gốc xuất xứ : Karamono (xuất xứ từ Trung Quốc), Kourai (xuất xứ từ bán đảo Triều Tiên), Wamono (sản xuất trong nội địa nước Nhật). Trong mỗi loại cũng được phân loại chi tiết. Khi dùng cho trà đặc Koicha thì phải dùng loại chén trà không có hoa văn. Chawan có hoa văn trang trí được dùng cho trà loãng Usucha. Hình dạng của chén trà cũng có sự thay đổi theo mùa. Ví dụ mua đông lạnh thì chén trà cao, miệng chén nhỏ để giữ cho trà được nóng lâu hơn. Mùa hè thì dùng những chén trà có dạng miệng loe rộng và thấp. 

 

Nếu bạn muốn thử trải nghiệm một lớp trà đạo ở Nhật, có thể vào google search từ khóa ”茶道学校" sẽ ra website của các lớp học Trà đạo ở thành phố bạn sinh sống. Thường sẽ có một buổi học thử miễn phí cho học viên. 

Ở một số công viên ở Nhật cũng có một góc dành cho du khách vãng lai trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc này của Nhật Bản. Mình nhớ thì hình như một lần tham gia là 500 yên. Bạn nào hay bị tê chân vì ngồi lâu thì nên cân nhắc hihi :D 

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay