-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đang cập nhật bài viết
Hôm bữa nhân buổi đi giao du với hội những người khác giới , mình có trao đổi danh thiếp với 1 bác . Bác giới thiệu business của bác là đào tạo Miko, tổ chức các lớp dạy về các nghi thức truyền thống của Thần đạo. Lúc đầu mới đọc qua cái danh thiếp của bác mà chưa có tìm hiểu gì mình chỉ nghĩ ô hay thật, Thầy cúng ở Nhật cũng làm Business rất rõ ràng, rành mạch. Mình đúng kiểu con ếch ngồi trong giếng. Cũng vì cái sự hay hay là, sao thầy cúng họ cũng có chức danh CEO nên,hôm sau đó về nhà ngồi tìm hiểu ra một lô những kiến thức mới mẻ mà trước đây có lần nhìn thấy nhưng thường hay bỏ qua. Hồi ở Hiroshima đi thăm cái đền Totori có vào bên trong đền để mua mấy món quà lưu niệm. Ấn tượng mấy bạn gái trẻ mặc bộ váy trắng đỏ ở đó. Mãi sau này mới biết đó là những Miko巫女〜 vu nữ. Trong truyền thuyết Miko tại các đền thờ thần đạo là những cô gái có sức mạnh tâm linh, chống lại m a qu ỷ. Vừa hay, hôm GW đi thăm đền Meiji Jingu - một ngôi đền thờ Vua và Hoàng Hậu Minh Trị , áp những điều mình đã tìm hiểu dc. Lại thấy rất thú vị các bạn ah. Trong văn hoá thần đạo, Miko là những nữ pháp sư hoặc những cô gái phục vụ trong đền thờ. Họ sở hữu năng lực tâm linh và có vai trò đặc biệt đối với giới quý tộc thời xưa. Vai trò và địa vị của Miko cũng trải qua nhiều thăng trầm cùng với những biến động lịch sử Nhật Bản. ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT MIKO THỰC THỤ Vì sở hữu vai trò và khả năng đặc biệt nên ko phải cô gái nào cũng có thể trở thành một Miko mà họ phải trải qua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt. Các cô gái khi bước vào tuổi dậy thì (bước vào chu kỳ kn đầu tiên) sẽ được trải qua một khoá huấn luyện được thiết kế riêng gọi là Kuchiyose Miko- 口寄せ巫女. Một pháp sư cao tuổi, thường là thành viên cao tuổi sẽ chịu trách nhiệm dạy họ những kỹ thuật cần thiết để có thể kiểm soát cơ thể khi ở trạng thái thôi miên thông qua một số nghi lễ. Các cô gái cũng được học cách giao tiếp với thần linh (Kami sama) và linh h.ồ.n của những người đã khuất bằng cách để những li.n.h h.ồ.n đó chiếm hữu. Miko cũng được truyền dạy những ngôn ngữ bí mật mà chỉ những pháp sư trong bộ tộc mới biết. Thời gian của khoá đào tạo có thể kéo dài từ 3 đến 7 năm trước khi trải qua nghi thức nhập môn để trở thành 1 Miko thực thụ. Buổi lễ được tổ chức riêng tư, chỉ có người hướng dẫn, các pháp sư và những người lớn tuổi trong bộ tộc. Cô gái sẽ được mặc một tấm vải màu trắng tượng trưng cho sự kết thúc của kiếp trước. Những người lớn tuổi sẽ hô lớn, chờ đợi một vị Kami nhập vào cô gái. Sau đó người hướng dẫn sẽ hỏi cô gái vị thần nào đang chiếm hữu cơ thể cô, đây cũng là vị thần mà Miko sẽ phục vụ. Sau khi trả lời, một chiếc bánh gạo sẽ được ném vào mặt cô gái và khiến cô ngất xỉu. Trong lúc đó những người lớn tuổi sẽ đặt cô lên một chiếc giường ấm áp và chờ đợi đến khi cô tỉnh dậy. Sau đó cô gái sẽ được mặc một chiếc váy đẹp có nhiều màu sắc, tượng trưng cho sự liên kết với thần linh. Đặc biệt sự trong trắng là vô cùng quan trọng trong Thần đạo nên hầu hết các Miko buộc phải là trinh nữ, chính vì thế, dù đã trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt nhưng độ tuổi nghỉ hưu của họ chỉ rơi vào tầm ngoài 25 tuổi. Tuy nhiên trong XH hiện đại ngày nay vai trò của Miko trở nên mờ nhạt. Họ chỉ là những người phụ tá trong đền thờ. Do đó việc lựa chọn người trở thành Miko cũng trở nên đơn giản hơn. Công việc chính của Miko là trông coi đền thờ, dọn dẹp khuôn viên trong đền, hỗ trợ các công việc văn phòng, bán hàng ở các quầy lưu niệm trong đền, phụ giúp các nhà sư trong nghi lễ Miko toàn thời gian : thường chỉ những đền lớn mới có, nhiệm vụ của họ là giúp hỗ trợ trong các nghi lễ. Múa các điệu múa Miko Mai 巫女舞 trong các lễ hội. Miko bán thời gian : thường là sinh viên đại học, được thuê trong thời gian ngắn vào các đợt cao điểm trong năm như dịp lễ tết. Đương nhiên họ cũng phải tham gia vào các khoá đào tạo ngắn hạn để nắm được các lễ nghi cơ bản. Họ không được phép tham gia vào các điệu múa, mà chỉ hỗ trợ các công việc của đền. Miko nhỏ tuổi : thường ở độ tuổi tiểu học để múa Miko Mai vào các dịp lễ hội. Dựa vào trang phục có thể xác định được một cô gái có phải là Miko hay không. Miko sẽ mặc áo choàng Kimono trắng gọi là Hakui 白衣, và quần Hakama 袴đỏ rực rỡ gọi là Hibakama被袴. Sự tương phản về màu sắc trang phục khiến họ trở nên thanh tao và nổi bật. Khi tham gia vào các điệu múa sẽ có mặc thêm áo khoác tay dài Chihaya ちはや. Vì Miko đại diện cho thần linh nên vẻ ngoài của họ phải sạch sẽ, chỉn chu, tóc được buộc gọn phía sau bằng dải dây dài Tatenaga縦長 hoặc Mizuhiki Trong các nghi lễ và một số sự kiện nhất định, Miko cũng đeo những chiếc trâm cài tóc hoa đặc biệt được gọi là Hanakanzashi và một chiếc vòng đội đầu được gọi là Kanmuri. Những bông hoa, cành cây và họa tiết hoa được sử dụng trong những món trang sức này là đại diện cho nhiều loại thực vật khác nhau ở Nhật Bản, được cho là có tác dụng tăng sức mạnh tinh thần cho người đeo. Nhưng điều nghiêm ngặt nhất dành cho các Miko thời xưa và nay đó là không sử dụng các loại phụ kiện, đồng hồ, bông tai, sơn móng tay…vì cơ thể họ là của các vị thần. Hiện nay, đền Amagasaki Ebisu ở Amagasaki, tỉnh Hyogo có dịch vụ trải nghiệm Miko dành cho du khách, giúp họ có cơ hội tìm hiểu về đền thờ, Thần đạo và văn hóa Nhật Bản… Ngoài ra, những ngôi đền lớn tại Tokyo cũng bắt đầu cung cấp những hoạt động được thiết kế riêng để du khách được hóa thân trở thành Miko thực thụ.
Đọc tiếp