Đằng sau những ngôn từ mỹ miều "Cống hiến cho cộng đồng quốc tế và đạo

Đằng sau những ngôn từ mỹ miều "Cống hiến cho cộng đồng quốc tế và đạo tạo nguồn nhân lực" !

12/05/2023
Japan Life & Cosmetic

Ngày mới chân ướt chân ráo đến Nhật, bước vào làm việc ở các tòa cao ốc sang trọng của công ty đối tác. Mình choáng ngợp, ngưỡng mộ. Nghĩ trong đầu, uh thì Nhật mà, tư bản giàu có thì phải thế chứ. Nhưng đi nhiều, trải nghiệm nhiều, thì học hỏi mở mang được nhiều thứ.. Vì đó là các tòa cao ốc, đại bản doanh của những ông lớn công nghệ mà chỉ cần nhắc tên thôi thì người VN nào cũng biết, Sony, Panasonic, Fujitsu, Toshiba trong lòng thành phố hoa lệ nên nó to, nó đẹp là đúng rồi. Ngắm nghía, quan sát nhiều, mình đã nhận ra rằng không phải chỗ nào trên nước Nhật nó cũng đẹp như những thứ mình nhìn thấy. Và nơi đó cũng có nhiều người Việt Nam mình đang hằng ngày nỗ lực, chăm chỉ làm việc.

Một bài báo đọc sáng nay về TTS nước ngoài dưới cái nhìn của người Nhật. Dịch lại để hiểu sâu hơn. Và để lan tỏa đến nhiều người hơn.

Có ai nhìn thấy hình ảnh của mình trong bài báo này không ? Hi vọng đọc xong mỗi người trẻ VN, đặc biệt là các bạn TTS sẽ nỗ lực, cố gắng trau dồi cho mình năng lực giao tiếp để chí ít thì sẽ làm cho cuộc sống của chính mình ngay tại đất nước này ngày càng được tốt hơn.

SỰ THẬT CỦA CHẾ ĐỘ THỰC TẬP KỸ NĂNG HAY “LAO ĐỘNG NÔ LỆ” ?? - Thực tập sinh người Việt 20 tuổi : “Muốn nghỉ cũng không thể nghỉ được !”

Hệ thống thực tập kỹ năng bị chỉ trích là “lao động nô lệ”, “nên được hủy bỏ” sau hàng loạt nhiều trường hợp thực tập sinh bỏ trốn ra ngoài (từ chuyên ngành của anh em trong giới hay gọi là ĐI BỘ ĐỘI 🙂 ). Trước làn sóng phê phán này, một chế độ mới với tên gọi là “Tokutei Gino” - Kỹ năng đặc định lành nghề - đã được thành lập. Nhưng liệu vấn đề này có được giải quyết triệt để hay không ? Thực tế là từ sau Corona, vấn đề này ngày càng diễn biến phức tạp.

Và đâu là “Sự thật phũ phàng của thực trạng thiếu hụt lao động” buộc người lao động nước ngoài phải làm những công việc nhàm chán lương thấp ?

Trong bài viết này, nhà báo Akihiro Sawada sẽ mô tả cặn kẽ về các nhà máy, công xưởng nơi người nước ngoài, trong đó có thực tập sinh Việt Nam, làm việc tại Nhật Bản.

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CHO KONBINI NHỮNG ĐÊM KHUYA

Đêm giao thừa băng chuyền cũng không dừng làm việc.

10 người đúng làm việc trên một bằng chuyền. Các khay nhựa sẽ lần lượt chạy đến.

2 người đứng đầu băng chuyền sẽ định lượng và cho mì vào khay nhựa, người thứ 3 xả mì, người thứ 4 thêm nước sốt, người thứ 5 và thứ 6 sẽ cho xúc xích đã được cắt sẵn vào khay, người thứ 7 thêm ớt chuông, người thứ 8 đậy nắp hộp, người thứ 9 dán tem, người thứ 10 đẩy sản phẩm sang làn đóng gói.

Món sốt mỳ ý hoàn chỉnh sẽ được xuất xưởng và chuyển đến các cửa hàng.

10 người đứng ở băng chuyền đều là các thực tập sinh kỹ năng đến từ Việt Nam.

Tôi đã hỏi một bạn TTS tên Phạm Thị Oanh (20 tuổi). Oanh là người đứng ở vị trí thứ 8 của băng chuyền. Ca làm việc của Oanh từ 8h tối đến 7h sáng. Từ 3h sáng sẽ đc nghỉ giải lao 1 tiếng và ăn cơm hộp mang theo. Oanh đến Nhật từ tháng 4 năm 2019, làm việc tại nhà máy chế biến thực phẩm tỉnh Saga. Cùng công ty với Oanh có khoảng 50 thực tập sinh khác cũng là người VN.

Từ lúc bắt đầu làm việc đến nay đã được khoảng 3 năm. Vào ngày chào đón năm mới 2022, Oanh vẫn đứng làm việc trước băng chuyền chạy không ngừng nghỉ. Oanh kể về cách mọi người đón năm mới ở quê : “Đêm giao thừa mọi người đi ra ngoài đường, tiếng pháo tép , pháo hoa đùng đoàng, nghe thật vui nhộn. Vào ngày đầu năm mọi người sum họp cùng nhau, cùng ăn những món ăn ngon. Dịp tết thực tập sinh muốn nghỉ cũng không thể nghỉ được. Không thể nói chuyện được với gia đình, buồn lắm !”

Nguyễn Thị Bích (27 tuổi), cũng là thực tập sinh làm việc ở nhà máy chế biến thực phẩm ở thành phố Tosu, tỉnh Saga, Nhật Bản. Thời gian làm việc từ 9h tối đến 6h sáng. Bích đến Nhật làm việc nay đã sang năm thứ 4, nhưng em vẫn tiếp tục công việc như ngày đầu đến Nhật. Nhặt những miếng xúc xích không đủ quy chuẩn ra khỏi băng chuyền và bỏ vào xô. Trong nhà máy chỉ toàn tiếng máy móc ồn ào, không thể nói chuyện với nhau, băng chuyền thì chạy liên tục không ngừng nghỉ nên mọi người chỉ thay phiên nhau đi ăn cơm và nghỉ giải lao.

Và đây là câu chuyện của Bích (chắc hẳn cũng là câu chuyện chung của nhiều TTS khác tại Nhật) :

“KTX cty ở 5 người một nhà. Trong KTX có 4 chiếc giường 2 tầng. Trong công việc thì không thể nói chuyện được rồi, về nhà thì chỉ toàn nói tiếng Việt, nên tiếng Nhật hoàn toàn không lên được tí nào cả. Sau khi về nước vì muốn làm việc ở công ty Nhật lương cao nên mỗi tuần 1 lần cô đến lớp học tiếng Nhật tình nguyện ở nơi sinh sống”.

—-----------------

CHẾ ĐỘ THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG LÀ CÁI GÌ VẬY ???

Tính đến trước tháng 3 năm 2020 khi lệnh hạn chế nhập cư do virus corona được áp dụng, có 41 vạn 972 thực tập sinh. Tại thời điểm 5 năm trước cuối năm 2014, con số này là 16 vạn 726 người, như vậy đã tăng lên khoảng 2.5 lần

Trong luật thực tập sinh kỹ năng (Pháp luật về việc thực hiện đúng quy trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài và Bảo vệ thực tập sinh kỹ năng) đã ghi rõ mục đích như thế này :

“Thúc đẩy hợp tác quốc tế bằng việc chuyển giao kỹ năng, công nghệ và kiến thức cho các nước đang phát triển trong khu vực thông qua đào tạo nguồn lực“

Nói một cách dễ hiểu, là chế độ với mục đích “cống hiến cho cộng đồng quốc tế” bằng cách đưa người lao động đến Nhật làm việc để học hỏi những kỹ thuật, kiến thức mà họ không thể học được trong nước, rồi sau đó quay trở về, vận dụng những điều đã học để phụng sự quê hương đất nước.

Thế nhưng mà, thử hỏi với những công việc kiểu như đậy nắp cơm hộp, phân loại xúc xích thì TTS họ sẽ học được kỹ thuật gì, kiến thức gì và mang nó về áp dụng cho đất nước của họ ? Theo kết quả điều tra của JITCO năm 2017 thì có đến 50% số lượng các doanh nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh là doanh nghiệp nhỏ lẻ có quy mô chưa đến 10 nhân viên, nếu bao gồm cả những doanh nghiệp có quy mô đến dưới 19 nhân viên thì con số này sẽ tăng lên 65%. Không có chuyện là sẽ nâng cao cơ hội đóng góp cho cộng đồng quốc tế, mà tôi cũng không nghĩ là các doanh nghiệp nhỏ lẻ này có đủ công sức, tiền bạc để đóng góp cộng đồng quốc tế nữa.

Trong luật thực tập sinh kỹ năng có ghi rõ rằng :”Không được sử dụng thực tập sinh kỹ năng như một phương pháp để điều chỉnh sự cung cầu lao động. (Điều 3 mục 2), nhưng thực tế thì đúng là như vậy.

NHỮNG CÔNG VIỆC LƯƠNG THẤP, NHÀM CHÁN ĐƯỢC DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Những công xưởng làm cơm hộp vẫn làm việc suốt đêm khuya, chúng ta chẳng bao giờ nhìn thấy được, nhưng cuộc sống thoải mái của người Nhật sẽ không thể nào có được nếu thiếu nguồn lao động người nước ngoài ! Không hiếm gặp người nước ngoài tại combini hay các cửa hàng fastfood ở nơi đô thị nhộn nhịp, nhưng có một số lượng lớn áp đảo những người lao động nước ngoài đang làm việc tại những nơi mà chúng ta không thể thường xuyên nhìn thấy.

Các phương tiện truyền thông và các học giả vẫn hay ca tụng bằng những mỹ từ nghe rất êm tai kiểu như “Sống chung với người nước ngoài”, và đây đó cũng có những ý kiến cho rằng chế độ thực tập sinh kỹ năng là “lao động nô lệ”, “nên được bãi bỏ”. Có phải chỉ một mình tôi cảm thấy cái công lý thật là nực cười và thiếu tính thực tế hay không ?

Tuy nhiên, thực tế cũng có những doanh nghiệp đối xử với thực tập sinh nô lệ theo đúng nghĩa đen, những nghiệp đoàn vô trách nhiệm bàng quang làm ngơ trong khi trách nhiệm của họ là quản lý, giám sát những thực tập sinh mà họ tiếp nhận.

Ngay cả khi những sản phẩm mới không được bày biện trên các kệ hàng ở conbini thì ngay lập tức cũng không có gì là khó khăn vấn đề gì lắm. Thế nhưng, những lao động nước ngoài đã tham gia sâu vào quần áo, thực phẩm, nhà ở - vốn là những yếu tố gốc rễ trong cuộc sống của người Nhật.

Bãi bỏ hay không thì đó là một câu chuyện ở level khác. Trong bài viết này tôi muốn chỉ ra “Thực tế phũ phàng của tình trạng thiếu nguồn lao động”, khiến cho những công việc nhàm chán, lương thấp nghiễm nhiên trở thành công việc dành cho người nước ngoài.

ĐẠI ĐA SỐ THỰC TẬP SINH LÀ NHỮNG NGƯỜI TRẺ TUỔI Ở VÙNG NÔNG THÔN

Các phương tiện truyền thông đưa tin rất nhiều về những thực tập sinh phải làm việc trong môi trường tồi tệ, nhưng không phải là họ bị các công ty Nhật này tóm cổ dắt đi mà họ tự nguyện giơ tay lên để được đến Nhật.

Cô gái tên Oanh mà tôi đã nói đến ở trên, sau khi tốt nghiệp cấp 3 cô đã quyết đi xuất khẩu lao động sang Nhật. Nhìn các bạn bè xung quanh đi lao động ở Nhật sau mấy năm trở về xây được nhà, tiền tiết kiệm đủ để đầu tư cho sự nghiệp kinh doanh của mình, nên cô cũng muốn được như vậy. Qua mạng xã hội (Facebook), cô được biết về thế giới bên ngoài. Nếu thực sự chế độ thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản là lao động nô lệ, thì sẽ không còn ai đặt mục tiêu đến Nhật nữa..

“Bạn của tôi cũng có nhiều người đang làm việc ở Nhật. Tôi cũng muốn tiết kiệm 300 man”

Sau khi trừ tiền nhà và các chi phí thuế, bảo hiểm …tiền lương 1 tháng Oanh nhận về tay khoảng 14 man. Cố gắng trang trải các chi phí sinh hoạt trong khoảng 2 man, mỗi tháng Oanh tiết kiệm được ít nhất cũng phải được 10 man. Số tiền 10 man đã tương đương ⅓ thu nhập năm làm nông nghiệp của bố mẹ cô. Nếu so sánh với Nhật thì vẫn còn là một khoảng cách chênh lệch kinh tế khá lớn.

Việc tăng ca, làm đêm mặc dù là rất vất vả, nhưng rất được ưa chuộng. Oanh mới đi làm 1 năm nhưng thu nhập cũng đã vượt Bích đã làm đến năm thứ 4.

Khác với Oanh từ ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã đặt mục tiêu sang Nhật lao động, Bích đã tốt nghiệp đại học ở VN và có bằng cử nhân Kế toán. Bích kể rằng cô đã dự tính sau 3 năm sẽ có thể tiết kiệm được khoảng 200 man, nhưng công việc chỉ làm ban ngày, không có tăng ca, đến năm thứ 3 mỗi tháng Bích cũng chỉ nhận về được chưa đến 10 man. Để được đi Nhật, trả cho công ty XKLD 150 man, nhưng chỉ tiết kiệm được tầm khoảng 100 man.

Những người trẻ đã tốt nghiệp đại học như Bích mà sang Nhật làm TTS là hơi hiếm (chỉ khoảng 54 người trong số 570 người mà tác giả bài viết đã tìm hiểu qua một tổ chức phái cử TTS tại VN)

—------------------------

THỜI GIAN LÀM VIỆC CÀNG NGẮN THÌ “ĐI BỘ ĐỘI” CÀNG NHIỀU

Mục đích của phía tiếp nhận không phải là “Đóng góp cho cộng đồng quốc tế”. Luật thực tập kỹ năng cũng đã ghi rằng : Thông qua việc thực tập kỹ năng, người lao động sẽ học hỏi về kỹ thuât, công nghệ, tri thức để mang về ứng dụng trên quê hương đất nước của mình”.

Nhưng thực tế nó là Lao động nhập cư. Hơn nửa số TTS đã phải vay mượn một khoản tiền rất lớn để nộp cho công ty XKLD để được sang Nhật, và họ phải hoàn trả sớm số tiền đó. Đây chính là nguyên nhân nhiều người đã bỏ trốn ra ngoài.

Theo số liệu điều tra của bộ Tư pháp đối với 2870 TTS đã bỏ trốn ra ngoài năm 2018, có quá nửa trong số đó (1627 người) trước khi bỏ trốn có mức lương nhận về tay thấp dưới 10 man. Đáng chú ý là số giờ làm việc mỗi tuần. Số giờ làm việc càng nhiều thì tỉ lệ bỏ trốn càng ít. Khoảng 80% trong số TTS đã bỏ trốn có số giờ làm việc trong 1 tuần dưới 50 tiếng.

Vì mục đích là đi lao động nên các công việc tăng ca, làm đêm lương cao rất được chào đón.

SỨC HÚT LAO ĐỘNG CỦA NHẬT BẢN NGÀY CÀNG GIẢM ĐI

10 năm sau đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng vẫn tiếp tục thêm 20, 30 năm nữa. Theo tổ chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD), mức lương trung bình của Nhật Bản năm 2020 đứng thứ 22 trong số 35 quốc gia (38,514 USD). Mỹ dẫn đầu thế giới, tăng 47.8% trong 30 năm, trong khi Nhật chỉ tăng 4.4 lần. Dễ hiểu hơn là so với năm 1990, mức trung bình tiền lương hàng tháng so với năm 1990 chỉ tăng 18 man. Năm 2015, nước láng giềng Hàn Quốc đã vượt qua Nhật, với mức chênh lệch ở thời điểm năm 2020 là 38man. Nhật Bản không còn là điểm thu hút lao động từ các nước Đông Nam Á nữa.

HẦU HẾT TTS ĐỀU PHẢI VAY TIỀN ĐỂ ĐƯỢC SANG NHẬT

Bây giờ thì không những là tiền lương thấp, mà đồng yên cũng lao dốc không phanh !

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là người lao động nước ngoài. Đồng yên so với tỉ giá VND của VN từ 214 giảm còn 165 đã làm mất 20% thu nhập của người lao động VN. Giờ thì gửi 10 man về VN cũng chỉ còn có 8man thôi @@. Vậy nên trả nợ cũng là một bài toán đau đầu đối với TTS.

Và vẫn còn những “doanh nghiệp đen” ngược đãi với người lao động nước ngoài tại Nhật….

Link bài gốc :

20歳ベトナム人技能実習生は「休みたくても、休めません」と…“奴隷労働”と非難された技能実習制度のリアル (msn.com)

Viết bình luận của bạn
Zalo Zalo Messenger Messenger Gọi ngay