-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đang cập nhật bài viết
HÃY THÔI ĐỂ Ý ĐẾN CÁI NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH VÀ NHỮNG LỐI SUY NGHĨ THÔNG THƯỜNG, TẶC LƯỠI CHO QUA RỒI TIẾP TỤC LÀM NHỮNG ĐIỀU MÌNH KHÔNG MUỐN ! Từ nhỏ mình đã chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng cố hữu thông thường. Mình làm gì cũng phải nhìn trước nhìn sau, nhìn trong nhìn ngoài. Cho đến khi tôi đọc cuốn sách này - cuốn sách về Phát triển bản thân của Kanagawa Akinori, tôi nhận ra, ah hóa ra không hẳn như vậy là đúng. Hãy thôi để ý đến cái nhìn của những người xung quanh. Những suy nghĩ thường thức mà xưa nay ai cũng nghĩ là đương nhiên bây giờ nó không hẳn là còn đúng nữa. Lập kế hoạch - điều này đã trở nên lỗi thời rồi. Người Nhật rất thích lập kế hoạch. Trong khi vẫn còn gật gù đồng ý về những điều vừa học được trong cuốn PDCA thì sang cái ông này ổng lại phản bác cái rầm rằng PDCA đã trở nên lỗi thời ! What !!! Nà ní 🤨🤨 Vòng lặp PDCA rất quen thuộc đối với người Nhật nói chung và các businessman nói riêng. Đây chính là cái cốt lõi khi thực hiện hiện công việc hay một dự án. Lập kế hoạch là điều bắt buộc cần phải có. Nhưng, ngày nay nó đã trở nên lỗi thời ! "PDCA” là viết tắt của 4 chữ cái đầu: P = Plan (kế hoạch), D = Do (thực hiện), C = Check (kiểm tra, đánh giá), A = Act (điều chỉnh). Thực hiện theo đúng quy trình này được xem là rất tốt để thực hiện bất kỳ một công việc hay một dự án nào đó, công việc luôn được quản lý, kiểm tra, thực hiện và cải tiến, vì vậy chất lượng sẽ được nâng lên không ngừng. Nhưng cũng chính vì vậy, các hoạt động của chúng ta sẽ dần bị bó buộc trong quy trình này. Thực tế là nhiều người có khuynh hướng tiêu tốn quá nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch tỉ mỉ, tỉ mỉ đến mức không biết nên bắt đầu hành động từ đâu. Nói rõ hơn, trong thực tế có những việc dù mình có lên kế hoạch rất kỹ lưỡng đi chăng nữa thì vẫn có thể xảy ra vấn đề hoặc những việc ngoài dự tính, khi tình hình thay đổi thì cũng không thể thực hiện theo đúng kế hoạch được nữa. Nếu cứ lại sửa kế hoạch, thì sẽ mãi chẳng bao giờ đến được đích cả. Vậy nên, lập kế hoạch kỹ lưỡng cũng chẳng mấy có ý nghĩa gì cả. Nếu là một kế hoạch làm cản trở chúng ta hành động thì tốt nhất hãy vứt nó đi Đó là điều mà tôi vẫn hay nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách này, nếu có thời gian rảnh mà ngồi lập ra một kế hoạch tỉ mỉ chi tiết thì trước hết hãy hành động đi. Cho dù bạn có lập được một kế hoạch hoàn hảo đến đâu, cho dù kế hoạch đó có xuất sắc đến mấy đi chăng nữa, nếu bạn không hành động thì sẽ không ra kết quả. Nếu không ra kết quả thì cũng chẳng có gì mà kiểm tra, đánh giá, và cũng chẳng có gì để mà cải tiến. Tóm lại là, HÀNH ĐỘNG MỚI CHÍNH LÀ KHỞI NGUỒN CỦA MỌI THỨ. Vì vậy, cái mà tôi đang đề xướng và thực hiện là “iOIF”. Đây là từ viết tắt của các chữ cái đầu「i = small input, O = Output, I = Input, F = Feedback」. Khi đã nạp được những tri thức cần thiết tối thiểu, thì hãy bắt đầu ngay và luôn. Trong quá trình đó, nếu có điểm nào còn thiếu thì lại input, đến cuối cùng lại nhìn lại một lượt quá trình nỗ lực của mình. Ở đây, phần “kế hoạch” không được đưa vào. Tôi không có ý định phủ nhận việc lập kế hoạch. Tôi có mong muốn đạt được mục tiêu như thế này sau vài năm, và tôi đã lập nên một kế hoạch tổng thể. Tuy nhiên, điều tôi mong muốn truyền tải ở đây là : hiện đang có quá nhiều người vẫn đang còn mãi mắc kẹt với việc lập một kế hoạch quá chi tiết mà không chuyển mình để bắt tay vào hành động. Nếu đã mất công mất sức dồn thời gian để lập kế hoạch mà mãi không thể thực hiện được thì tốt nhất là hãy ngừng lập kế hoạch đi, hành động sớm hơn người khác một bước, nỗ lực hướng thẳng đến mục tiêu thì hơn. Bạn có thường hay đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng không ? Tôi nghĩ rằng việc đọc hướng dẫn này chỉ làm tốn thời gian mà thôi ! Chẳng hạn như khi mua một chiếc máy ảnh, một chiếc điện thoại, hoặc máy tính hay một thiết bị điện gia dụng nào đó, thay vì bỏ thời gian ngồi đọc hết quyển catalogue hướng dẫn sử dụng thì trước hết chúng ta hãy ấn nút khởi động lên cái đã. Cũng có người người khi mua một món đồ điện gia dụng mới anh ấy cũng tỉ mẩn ngồi đọc hết các tờ hướng dẫn sử dụng. Tôi nghĩ đây thực sự là một việc làm lãng phí thời gian. Bởi vì thực tế hầu hết mọi người đâu cần đọc hướng dẫn sử dụng ngay đâu, cứ thử khởi động lên và cứ thế sử dụng thôi. Thử khởi động lên, nếu nó có thể chạy trơn tru thì cho dù có vài điểm không hiểu thì trong khi thử ấn nút, nghịch thử chức năng này, chức năng kia… thì tự nhiên sẽ dần biết cách sử dụng. Chỉ khi dù làm thế nào cũng không hiểu được, muốn khám phá thêm vài điều nữa thì lúc đó hãy mở hướng dẫn sử dụng, hay tra cứu trên internet ...Tôi nghĩ như vậy. CHO DÙ KHÔNG TUÂN THEO CHU TRÌNH PDCA THÌ CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA VẪN SUÔN SẺ TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC. Người Việt mình hay nói với nhau rằng, cho dù thế nào thì ông Trời ổng cũng sẽ chừa lại cho chúng ta một con đường sống. Ý nói cứ lạc quan tin tưởng vào tương lai và nỗ lực hành động thôi. Khi mua một sản phẩm thì chúng ta cũng đã biết trước được tối thiểu là sản phẩm này sử dụng như thế nào, nút khởi động nằm ở đâu. Với lý thuyết [i O I F] thì sẽ là như thế này. [Bật nút nguồn] = i (small input) [Trước hết hãy thử sử dụng xem sao] = O (Output) [Thử dùng thêm tí nữa, chỉ những chỗ không hiểu thì mới đọc đến hướng dẫn sử dụng hoặc tra cứu internet = I (Input) [Dần có thể sử dụng được nhiều hơn] = F (Feedback) Tất nhiên, nếu bạn thuộc nhóm những người “thích đọc hướng dẫn sử dụng” tôi cũng không có ý nói rằng thôi đừng đọc. Tuy vậy, trên hướng dẫn sử dụng thường viết rất nhiều thông tin không cần thiết. Do đó không cần thiết phải bỏ công ra ngồi đọc, và hầu như không có ai đọc. Tương tự với điều này, chúng ta không cần phải làm quá tỉ mỉ cẩn thận ở phần lên kế hoạch như P trong PDCA - cái được ví như việc đọc hướng dẫn sử dụng, thì mọi việc cũng có thể tiến hành trơn tru được, và thực tế đúng là như vậy. Lúc nào bí quá xoay mãi không ra thì “Đọc lại hướng dẫn sử dụng”, “Tra Google”, hay đi hỏi người khác thì cũng không sao. Có lẽ sẽ có người sẽ phản bác lại rằng : “Nói thì nói như vậy thôi chứ kế hoạch kinh doanh của cả một công ty, plan của một dự án thì không thể nói một cách dễ dàng như vậy được! “ Thế nhưng, có đầy những người cho dù lập kế hoạch rất tỉ mỉ cho công ty hay những kế hoạch công việc cuối cùng cũng không thực hiện theo đúng kế hoạch đấy thôi. Tốt hơn hết, chúng ta nên có một vài phương án backup, để có thể linh hoạt ứng phó trong những trường hợp khẩn cấp. Từ lúc này đây bạn hãy vứt bỏ cái quan niệm cố hữu vốn đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người từ trước đến nay : “Nếu không bám sát vào PDCA thì cuộc đời chúng ta sẽ không thể suôn sẻ được.” TỪ BÂY GIỜ HÃY TỪ BỎ NGAY CÁI GỌI LÀ “SỰ CHUẨN BỊ HOÀN HẢO” “Hành động tức thì” quan trọng hơn “Sự chuẩn bị hoàn hảo” Từ thuở bé chúng ta luôn thường xuyên bị bố mẹ, thầy cô hỏi đi hỏi lại không biết bao nhiêu lần cái câu “Con đã chuẩn bị xong chưa ?” Kết quả là quan niệm cố hữu “Cho dù làm việc gi thì trước tiên cũng cần phải chuẩn bị” đã in đậm trong tâm thức của chúng ta, đến khi bị thất bại thì lại bị giáo huấn: “đấy, nguyên nhân là không chuẩn bị đầy đủ đó thôi !” Tuy nhiên, có thực sự việc chuẩn bị không đủ là nguyên nhân không ? Ví dụ chẳng hạn như chuyện bạn chuẩn bị thật cẩn thận, chu đáo cho chuyến dã ngoại từ vài ngày trước đó. Bạn cân nhắc đầy đủ các tình huống, bị côn trùng cắn đốt thì thế nào, giữa đường trời bỗng đổ mưa thì làm thế nào, đang đi mà bỗng dưng thấy khó chịu thì làm thế nào, bạn đã chuẩn bị đầy đủ túi nôn, thuốc hạ sốt, thuốc chống buồn nôn, urgo, áo mưa …. Thế nhưng, đến ngày khởi hành thì thời tiết xấu nên buổi dã ngoại đành bị hoãn lại. Vậy thì việc chuẩn bị không đầy đủ có phải là nguyên nhân hay không ? Với cái kiểu như vậy thì cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng thế này là đã hoàn hảo 100%. Và cho dù có chuẩn bị hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì kiểu gì cũng sẽ xảy ra những điều ngoài dự kiến. Vậy thì chúng ta hãy thử vứt bỏ cái suy nghĩ “Sự chuẩn bị hoàn hảo” đi xem thế nào. Chuẩn bị kỹ càng quá thì chỉ có mất thời gian vô ích thôi. Công việc hay học tập cũng đều giống nhau. Ví dụ, nếu muốn thực hành luyện tập tiếng Anh thì sau khi học được một ít hãy cứ mạnh dạn ra nước ngoài sống một thời gian thay vì đi học ở trung tâm tiếng Anh mất 1,2 năm. Sinh sống ở nước bản địa và được tắm trong môi trường tiếng Anh thì chẳng mấy chốc sẽ nhanh chóng sử dụng được lưu loát tiếng Anh tự nhiên của người bản xứ. Trong công việc, nếu muốn nắm vững được các kỹ năng bán hàng thì sau khi được dạy một ít về các quy tắc hãy nhanh chóng ra trận, chiến đấu lăn lộn với khách hàng thì chẳng mấy chốc sẽ thuần thục ngay thôi. Trong công ty dù có đào tạo nhập vai (role playing) cho nhân viên bao nhiêu lần đi chăng nữa thì họ cũng sẽ không có được những kỹ năng bán hàng thực tếnếu không được cọ xát va chạm với những tình huống thực tế trong công việc. Vì sao lại như vậy, đó là vì trong học tập hay công việc cũng đều sẽ có thể phát sinh những tình huống vượt quá dự đoán thông thường của bạn. Chuẩn bị kỹ càng quá mức là một sự lãng phí thời gian. Trước hết hãy bắt đầu hành động đi đã. NGƯỜI LÀM ĐƯỢC LÀ NGƯỜI XEM NHẸ PHẦN ĐẦU VÀO (Input) Cho dù có input bao nhiêu đi nữa thì thế nào cũng sẽ quên hết mà thôi. Có một thuyết gọi là “Đường cong lãng quên” đã được đưa ra trong kết quả thực nghiệm của nhà tâm lý học người Đức tên là Hermann Ebbinghaus. Thuyết này đã chỉ ra rằng con người sẽ quên đi 50% những điều đã học sau 20 phút. Không cần đến mức là 20 phút, nếu bị hỏi bữa tối hôm kia bạn đã ăn gì thì có mấy người trả lời ngay lập tức được ? Có mấy người sẽ trả lời được ngay tên của người mà mình đã gặp trong buổi họp làm việc ngày hôm kia ? Tôi nghĩ là hầu như không có ai. Như vậy, con người là một sinh vật dễ lãng quên. Có một quyển sách tham khảo tên là Target 1900 từ vựng tiếng Anh. Hẳn là có nhiều người sử dụng quyển này để ôn thi tiếng Anh, nhưng liệu chúng ta có thể nhớ được bao nhiêu từ trong số đó. Nếu không phải là người dùng tiếng Anh thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày thì chắc hẳn sẽ quên dần đi gần hết. Theo cách làm này thì cho dù mình có tiêu tốn bao nhiêu thời gian để học để nhớ đi chăng nữa thì qua thời gian dần dần sẽ về zero mà thôi. Dù có tốn thời gian và đổ mồ hôi bỏ công bỏ sức ra để đưa vào đầu thì dần dần qua thời gian cũng sẽ bị quay trở lại trạng thái như trước khi học mà thôi. CÁI OUTPUT - ĐẦU RA MỚI CÓ ÍCH CHO CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA Mọi người kể cả khi đã đi làm rồi cũng bỏ nhiều thời gian và tiền bạc cho sách, các buổi seminar, buổi training nội bộ trong công ty để học nhiều điều mới mẻ. Tuy nhiên, trong số những điều đã học này, có bao nhiêu điều đã được ứng dụng, sử dụng vào trong cuộc sống, công việc. Chắc hẳn là trải nghiệm thực tế để nắm vững, thất bại để tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân thì đọng lại trong ký ức hơn là việc chỉ input và để vào trong đầu. Những người liên tục tăng thành tích kinh doanh của mình bằng cách triệt để lắng nghe câu chuyện của đối tác, họ nắm rất rõ cách để lắng nghe câu chuyện của đối tác như thế nào, những người bị chậm giờ hẹn 5 phút và bị đối tác nổi giận thì kể từ đó trở đi họ sẽ không bao giờ muộn nữa. Đương nhiên là những input đầu vào để nắm được kiến thức tối thiểu là cần thiết. Tuy nhiên, khi đã có một số input đầu vào rồi thì sau đó chỉ là đầu ra thôi (=hành động). Cách sử dụng thời gian, tiền bạc cũng giống như vậy. Nên tối thiểu hóa thời gian và tiền bạc cho phần input (đầu vào), sau đó thì đầu tư thời gian và tiền bạc cho những cái kết nối với toàn bộ output (đầu ra). Cách làm cụ thể của output và cách suy nghĩ liên quan đến thời gian, tiền bạc tôi sẽ nói rõ hơn ở những phần sau của cuốn sách này, nhưng chúng ta cần nhớ rằng những điều học được ở đầu ra luôn có sự kết nối với điều mình đã học được ở input - đầu vào về mặt ý nghĩa. Phần tiếp : Những cái gọi là mục tiêu thì không thực sự cần thiết với con người
Đọc tiếp