-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Một năm nữa lại sắp qua đi. Rồng Vàng nhường đất lại cho Rắn lên cai quản. Như thường niên, năm Ất Tỵ 2025 nhà mình cũng lại gom order set Đồng 5 yên Nhật và con giáp năm đó - mang lại may mắn và tài lộc cho người sở hữu. Đây là món quà lưu niệm độc đáo - món quà lì xì mọi người thường tặng nhau vào dịp năm mới 2025 - cầu chúc May mắn, thành công, nhiều tài lộc cho những ai luôn giữ nó bên mình.
Mỗi năm mình chỉ gom đúng 1 lần vào dịp sắp tết Nhật thôi, nên bạn có dự định sở hữu hoặc dành tặng người thân bạn bè set Đồng 5 yên Nhật và bé Na xinh xắn may mắn của năm nay thì nhanh chóng order kẻo hết nha ☺️
Cập nhật hình ảnh mới nhất năm nay của Set Đồng 5 yên & bé Na xinh xắn may mắn 2025 nhé :)
Đồng 5 yên còn mới tinh chưa đem ra lưu thông trên thị trường nên có màu vàng lấp lánh rất đẹp. Người Nhật quan niệm đồng 5 yên là đồng tiền may mắn, nên vào năm mới người Nhật thường tặng nhau những món quà nhỏ xinh gắn liền với đồng 5 yên như là một chiếc bùa may mắn Omamori. Trong tiếng Nhật 5 yên đọc là Go Ên - đồng âm với từ DUYÊN. Vì ý nghĩa này nên đồng 5 yên rất được ưa chuộng để làm quà lì xì tặng nhau ngày đầu năm mới.
Năm Nhâm Dần 2022 set Đồng 5 yên Nhật và cọp vàng may mắn với cụ Hổ cười toe toét siêu kute 😍 sốt xình xịch đến cháy hàng, mọi người order muộn đã ko kịp sở hữu cụ Hổ, năm nay mọi người đừng bỏ lỡ nhé !
Vì sao đồng 5 yên Nhật dc gọi là may mắn ?
Văn hóa Nhật càng tìm hiểu càng thấy hay và thi vị. Trong tiếng Nhật đồng 5 yên đọc là Go - En (ごえん). Go (ご) thể hiện sự kính trọng, tôn quý, En (えん、縁:DUYÊN) : nghĩa là có duyên, là một mối quan hệ bền vững, có một sợi dây liên kết vô hình giữa 2 người với nhau.
Người Nhật tặng nhau đồng 5 yên vào dịp năm mới để cầu chúc cho đối phương sẽ gặp được điều may mắn, có những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững hơn.
Những người trẻ ở Nhật khi được nhận tháng lương đầu tiên trong đời sẽ cất lại vào ví một đồng 5 yên cho riêng mình, như là một cách để tự chúc mình luôn suôn sẻ hanh thông trong công việc.
Tại sao đồng yên lại có 1 lỗ rỗng ở giữa?
Đồng 5 yên không đục lỗ được phát hành từ năm 1948 ~ 1949. Sau đó thì được đúc có đục lỗ lần đầu tiên là vào năm 1949, đây cũng là thời kỳ nước Nhật đang trong Chiến tranh lạnh (1945 - 1989) . Và cũng trong thời gian này chính quyền Nhật bắt đầu đứng lên từ đống tro tàn sau khi bị đế quốc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima và Nagasaki, để tiết kiệm nguyên liệu và tránh lạm phát nên người Nhật mới đúc khuyết một lỗ để tiết kiệm và cũng là để nhắc nhở bản thân mình phải luôn luôn cố gắng đứng lên hướng về phía trước. Và một điểm thú vị nữa là tại sao lại đúc một lỗ tròn mà không phải là một hình bất kì, lý do là vì nước Nhật còn có cái tên khác: Đất nước mặt trời mọc, lỗ tròn chính là biểu tượng hình tròn đỏ trên quốc kỳ của Nhật Bản. Người Nhật cũng tin rằng "lỗ tròn cũng là một cái nhìn thông suốt về tương lai."
Đồng yên không đục lỗ giai đoạn 1948 ~ 1949 (Nguồn ảnh: Wikipedia)
Đồng yên đục lỗ từ năm 1949 ~ (Nguồn ảnh: Wikipedia)
Người Nhật rất ưu ái số 5. Chắc có lẽ vì lý do đó mà đồng 5 yên cũng có rất nhiều điểm bất ngờ thú vị khác nữa.
Đồng 5 yên được đúc bằng thau và kẽm có đường kính 22mm, nặng 3,75gram, dày 1,5mm (tiết kiệm 0,25gr nguyên liệu so với đồng tiền phát hành năm 1948).
Từ sau trận động đất tháng 11/ 1999 ở Toukaimura - tỉnh Ibaraki, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng chất liệu của đồng 5 yên còn có thể sử dụng ước lượng để đo nồng độ Neutron bị phát tán xung quanh bằng cách đo tỉ lệ đồng và kẽm trong nó. Đặc biệt, đồng 5 yên của Nhật là đồng tiền duy nhất trên thế giới không dùng số và chữ cái latinh để thể hiện mà hoàn toàn được in bằng chữ Hán.
Trong tín ngưỡng văn hóa phương đông nói chung và của người Nhật nói riêng, số 5 mang tính cân bằng, liên kết với vòng tuần hoàn gồm năm nguyên tố kim - mộc - thủy - hỏa - thổ. Một đất nước hội tụ tất cả những liên kết này sẽ là một đất nước thịnh vượng, phát triển mạnh mẽ không ngừng.
Người Nhật đặc biệt ưu ái đối với số 5, ngay cả trong ẩm thực người Nhật cũng chế biến theo thực đơn 5 màu, 5 vị.
Người Nhật đã rất tinh tế khi thể hiện bản sắc văn hóa vốn có của quốc gia họ ngay trên đồng tiền 5 yên. Bông lúa chính là đại diện cho ngành nông nghiệp lúa nước vốn là xuất thân của nền kinh tế Nhật xưa kia, dưới bông lúa là dòng nước uốn quanh thể hiện vị trí địa lý 4 mặt là biển, cũng là đại diện một nền kinh tế thủy hải sản lâu đời. Một ý hiểu khác, người Nhật còn có câu thành ngữ : Lúa trĩu nặng lúa cúi đầu - thể hiện tinh thần và tính cách tự tôn, luôn khiêm nhường của dân tốc Nhật Bản.
Nếu nhìn kĩ chúng ta sẽ thấy xung quanh lỗ rỗng ở giữa đồng tiền là một vòng bánh răng, đây là nét tượng trưng cho ngành công nghiệp vốn là ngành trọng tâm của Nhật bản, bánh răng ở đây còn được ngụ ý như bánh xe luân hồi, tiền thân của Phật giáo cũng chính là tiền thân của Shinto Thần đạo, tôn giáo chính của người Nhật. Mặt sau đồng tiền còn có hình hạt đang nảy mầm, chính hạt mầm sẽ nảy nở và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng của nước Nhật.